Academic literature on the topic 'Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi'

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the lists of relevant articles, books, theses, conference reports, and other scholarly sources on the topic 'Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Journal articles on the topic "Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi"

1

Duy, Đỗ Anh, Trần Văn Hướng, Bùi Minh Tuấn, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Mai, and Đặng Diễm Hồng. "Đa dạng loài rong biển ven đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi." Hue University Journal of Science: Natural Science 128, no. 1A (April 11, 2019): 51–72. http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jns.v128i1a.5114.

Full text
Abstract:
Lý Sơn là huyện đảo tiền tiêu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí chiến lược quan trọng (là điểm A10 để vạch đường cơ sở), có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với an ninh quốc phòng. Tài nguyên sinh vật vùng biển ven đảo Lý Sơn tương đối phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng nguồn lợi rong biển ven đảo huyện Lý Sơn trong hai năm 2017-2018 đã xác định được 143 loài rong biển thuộc 36 họ, 18 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có số loài được xác định nhiều nhất với 67 loài; tiếp đến là ngành rong Nâu (Ochrophyta) 39 loài; ngành rong Lục (Chlorophyta) 36 loài; thấp nhất là ngành rong Lam (Cyanobacteria) 1 loài. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận được 60 loài rong biển kinh tế; 3 loài rong biển nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Sinh lượng rong biển trung bình đạt 3.312±436 g/m2. Một số nhóm loài rong biển kinh tế có sinh lượng lớn như rong mơ (Sargassum), rong câu (Gracilaria, Hydropuntia), rong guột (Caulerpa), rong đá cong (Gelidiella) có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân trên đảo.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Trang, Trương Thị Thùy, and Hạ Thị Thùy Trinh. "Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi." TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 16, no. 2 (May 29, 2021): 207–16. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.16.2.913.2021.

Full text
Abstract:
Đảo Lý Sơn sở hữu nhiều giá trị về văn hóa, danh lam thắng cảnh đặc sắc, các lễ hội đặc trưng của vùng Trung bộ và một lễ hội độc đáo, mang tính duy nhất “Lễ khao lề thế lính Hoàng sa”; đây là cơ hội để du lịch phát triển nhưng vẫn còn không ít những vấn đề đặt ra: khai thác chưa hợp lý, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch huyện đảo Lý Sơn cũng như tỉnh Quảng Ngãi. Bài viết sẽ đánh giá thực trạng khai thác, từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác phù hợp các Tài Nguyên Du Lịch (TNDL), làm phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch, hướng tới phát triển bền vững du lịch huyện đảo.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Vy, Nguyễn Thị Tường, Lê Hoàng Duy, Nguyễn Minh Cần, Trương Thị Bích Hồng, Trương Thị Thảo, Lê Thị Như Quỳnh, Võ Thị Việt Dung, Nguyễn Thị Phê, and Đinh Văn Dũng. "ẢNH HƯỞNG CỦA PHỤ PHẨM THÂN LÁ GAI XANH AP1 TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ THỊT NUÔI TRONG NÔNG HỘ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI." Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế 4, no. 3 (December 29, 2020): 2104–10. http://dx.doi.org/10.46826/huaf-jasat.v4n3y2020.420.

Full text
Abstract:
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phụ phẩm thân lá gai làm thức ăn cho bò tại Quảng Ngãi. Giống cây gai xanh AP1 được thu hoạch lúc 50 - 54 ngày tái sinh sau lứa cắt thứ nhất. Cây sau khi thu hoạch được chia thành các bộ phận gồm lá, thân, rễ đem sấy khô ở 600C để phân tích thành phần hoá học. Đồng thời, phụ phẩm thân và ngọn lá được phơi khô nghiền bột hoặc được ủ chua để thực hiện thí nghiệm nuôi dưỡng trên bò. Thí nghiệm thực hiện trên 15 bò lai BBB (BBB x Lai Brahman) bố trí vào 03 nghiệm thức, 5 bò/nghiệm thức. Nghiệm thức 1 (NT1) bò được ăn thức ăn theo hiện trạng trong nông hộ, nghiệm thức 2 (NT2) ngoài thức ăn của nông hộ cho ăn thêm 0,3% khối lượng cơ thể (theo vật chất khô) bột thân lá gai, nghiệm thức 3 (NT3) ngoài thức ăn của nông hộ cho bò ăn thêm 0,3% khối lượng cơ thể thân lá gai ủ chua. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bộ phận khác nhau của cây gai xanh có thành phần hoá học khác nhau. Bò cho ăn thêm bột thân lá gai và thân lá gai ủ chua đã làm tăng lượng ăn vào, tuy nhiên, tăng khối lượng của bò không có sự sai khác thống kê giữa bò có cho ăn thêm bột thân lá gai cũng như cho ăn thêm thân lá gai ủ chua so với bò nuôi theo hiện trạng. Với kết quả nghiên cứu này, có thể kết luận rằng phụ phẩm thân lá gai có thể sử dụng làm thức ăn cho bò. ABSTRACT The objective of this study was to provide the information of the using AP1 ramie foliage in the diet on performance of beef cattle in Quảng Ngãi province. AP1 ramies were harvested at 50-54 days after the first cutting, the harvested ramie were divided into parts including leaves, stems and roots, and these parts were dried at 60oC then to chemistry composition analysis. The by-products of foliage were made to powder of ramie foliage and foliage silage for cattle feeding. Total 15 BBB crossbred (BBB x Brahman) were carried out by using complete randomized design, with 3 treatments (5 cattle/treatment). The first treatment, the cattle were fed the feed in household (based diet); the second treatment, based diet plus ramie foliage powder at 0.3% of BW (DM basis), and the third treatment we based diet plus ramie foliage silage at 0.3% of BW. The results showed that the difference of leaves, stems and roots, and by-product from the leaves and stems were different nutritional composition. Feed intake of cattle improved when supplementation ramie foliage powder or foliage silage (P<0.05). However, average daily weight gain of cattle was not significantly different (P>0.05). With these results, it could be concluded that the ramie (Boehmeria nivea L.) foliage should be considered and used for cattle feeding.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

"Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh thực hiện nâng cao chất lượng sinh hoạt tự phê bình và phê bình trong các tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015." Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU Journal of Social Sciences and Humanities) 5, no. 2b (March 1, 2020). http://dx.doi.org/10.33100/tckhxhnv5.2b.lethihongthuan.

Full text
Abstract:
Chất lượng sinh hoạt tự phê bình và phê bình trong các tổ chức cơ sở đảng là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên những thành tựu mà Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong 10 năm (2005-2015). Bài viết phân tích nội dung sinh hoạt tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh theo nghĩa rộng để thấy được vai trò quan trọng của sinh hoạt đảng về tự phê bình và phê bình trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng. Qua đó, bài viết đánh giá được kết quả thực hiện, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm từ quá trình thực hiện nâng cao chất lượng sinh hoạt tự phê bình và phê bình của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Thanh, Lê Thị, and Lê Nguyên Ngật. "Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở vùng rừng cao muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi." Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development 67, no. 4 (May 9, 2012). http://dx.doi.org/10.26459/jard.v67i4.3188.

Full text
Abstract:
Qua 2 đợt khảo sát thực địa và phân tích mẫu vật, kết quả bước đầu đã xác định ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi hiện có 32 loài lưỡng cư thuộc 21 giống, 6 họ, 1 bộ và 51 loài bò sát thuộc 38 giống, 16 họ, 2 bộ. Trong đó, có 21 loài quý hiếm, bao gồm 12 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006), 18 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 8 loài trong Danh lục Đỏ IUCN (2010) và 6 loài đặc hữu của Việt Nam.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Ngật, Lê Nguyên, Nguyễn Thị Quy, and Lê Thị Thanh. "THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT Ở VÙNG RỪNG CÀ ĐAM, TỈNH QUẢNG NGÃI." Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development 75, no. 6 (March 26, 2013). http://dx.doi.org/10.26459/jard.v75i6.3164.

Full text
Abstract:
Kết quả nghiên cứu tại vùng rừng Cà Đam, tỉnh Quảng Ngãi đã xác định được danh lục gồm 74 loài lưỡng cư và bò sát (chiếm 13,58% so với toàn quốc) thuộc 55 giống, 18 họ, 3 bộ, gồm 24 loài lưỡng cư thuộc 18 giống, 7 họ, 1 bộ và 50 loài bò sát thuộc 37 giống, 11 họ, 2 bộ. Theo danh lục đã ghi nhận có 12 loài trong Nghị định 32, 15 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 12 loài trong Danh lục Đỏ Thế giới, 11 loài trong phụ lục của Công ước CITES. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng Cà Đam giống nhiều nhất so với khu hệ lưỡng cư, bò sát ở vùng núi Ngọc Linh, gần kế tiếp với KBTTN Sơn Trà, gần ít hơn với VQG Bạch Mã, gần ít nhất so với Núi Bà Đen. Ba loài mới cho khoa học ở Việt Nam đã công bố gần đây cũng được ghi nhận trong vùng nghiên cứu: Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus Rosler, Nguyen, Ngo & Ziegler, 2008; Acanthosaura nataliae Orlov, Nguyen & Nguyen, 2006; Cuora cyclornata Blanck, McCord & Le, 2006.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Cương, Lê Như, Đoàn Tấn Cảnh, and Hoàng Kim Toản. "SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN TẠI QUẢNG NGÃI." Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development 127, no. 3B (September 17, 2018). http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3b.4898.

Full text
Abstract:
Tóm tắt: Nhằm lựa chọn được giống lúa thuần phù hợp với điều kiện sinh thái của Quảng Ngãi, 9 giống lúa thuần bao gồm ĐH245T, ĐH145Đ-15, ĐH6-1-41, ĐH11-48, ĐH11-54, ĐH145Đ-3, ĐH145Đ-12, ĐH330T-7, ĐH322-18-1 và giống lúa đối chứng HT1 được khảo nghiệm cơ bản trong vụ Đông Xuân năm 2017–2018 tại Trạm giống cây nông nghiệp Đức Hiệp, huyện Mộ Đức và tại xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả cho thấy các giống lúa đều cho năng suất cao hơn đối chứng từ 0,6 % đến 24,1 %. Trong đó, giống ĐH6-1-41 cho năng suất cao nhất và cao hơn đối chứng 24,1 %, nhưng giống này có độ cứng cây trung bình (điểm 5) và bị đổ ngã khi thu hoạch; giống ĐH322-18-1, ĐH145Đ-3 và ĐH11-48 cho năng suất cao hơn đối chứng từ 18,8 % đến 21,5 %. Các giống lúa, nhìn chung, có các chỉ tiêu chất lượng gạo tương đương giống lúa đối chứng HT1 ngoại trừ giống ĐH145Đ-15 và ĐH11-54; các giống có chất lượng cơm tương đương đối chứng ngoại trừ giống ĐH245T và ĐH330T-7 có chất lượng cơm kém hơn đối chứng. Có thể bổ sung các giống lúa ĐH322-18-1, ĐH145Đ-3 và ĐH11-48 vào bộ giống của tỉnh Quảng Ngãi.Keywords: giống lúa, hạt giống, lúa thuần, năng suất
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Hoà, Hoàng Thị Thái, Đỗ Đình Thục, and Nguyễn Hồng Vân. "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI." Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development 91, no. 3 (July 1, 2014). http://dx.doi.org/10.26459/jard.v91i3.3022.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã (Bình Thạnh, Bình Khương, Bình Dương) đại diện cho 3 vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển tại huyện Bình Sơn, trong năm 2012 – 2013 nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa cho giá trị gia tăng thấp nhất tại cả 3 vùng nghiên cứu, loại hình sử dụng đất chuyên màu cho giá trị gia tăng cao nhất, đặc biệt tại vùng đồng bằng và vùng ven biển với 407.302 nghìn đồng/ha ở LUT ớt – ngô – dưa chuột và 196.870 nghìn đồng/ha ở LUT dưa hấu - đậu xanh – ngô. Các LUT chuyên màu cũng là LUT giải quyết nhiều công lao động nhất (>1000 công/ha tại vùng đồng bằng). Mức đầu tư phân bón và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân cho cây trồng tại điểm nghiên cứu chưa hợp lý. Trong thời gian tới cần duy trì các LUT có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường và áp dụng các giải pháp đồng bộ để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Bình Sơn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Vân Anh, Phạm, and Nguyễn Đình Tuyến. "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÀNG TRONG Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG BẰNG LIỆU PHÁP SURFACTANT TẠI BỆNH VIỆN SẢN-NHI TỈNH QUẢNG NGÃI." Tạp chí Y học Việt Nam 502, no. 2 (July 31, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v502i2.635.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Bệnh màng trong hay còn gọi là Hội chứng suy hô hấp là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh non tháng, nguyên nhân là do thiếu chất hoạt diện (Surfactant) ở phổi. Tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi, Surfactant ngoại sinh đã được đưa vào sử dụng từ lâu, tuy nhiên việc điều trị đa phần chưa đạt kết quả cao. Chúng tôi mong muốn đánh giá kết quả sử dụng liệu pháp Surfactant thay thế trong điều trị Bệnh màng trong. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan về Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng. Đánh giá kết quả điều trị Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng bằng liệu pháp Surfactant. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu toàn bộ hồ sơ bệnh án của trẻ sơ sinh non tháng được chẩn đoán Bệnh màng trong, chỉ định điều trị thay thế bằng Surfactant tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi từ 01/01/2019 đến 30/06/2020. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 1/1,1; tuổi thai rất non <32 tuần là 63,2%, trung bình 30,1±3,1 tuần; cân nặng chủ yếu <2000 gr chiếm 73,6%, cân nặng lúc sinh trung bình là 1521 ± 588 gr. Các dấu hiệu suy hô hấp xuất hiện sớm, có 47,4% trẻ được hồi sức đặt nội khí quản lúc nhập khoa, thở rên (60%), hạ thân nhiệt (71,9%), rối loạn nhịp thở (63,3%), tím (40,4%). pH giảm nặng dưới 7,25 chiếm 56,1%, giảm oxy hóa máu từ nhẹ đến nặng là 82,5%. Tổn thương trên Xquang phổi độ II-III chiếm 77,2%. Giới tính là liên quan có ý nghĩa thống kê với mức độ nặng của Bệnh màng trong trên X-quang. Surfactant có hiệu quả rõ rệt khi nhu cầu Oxy và tình trạng toan hô hấp máu được cải thiện nhanh chóng sau bơm 1 giờ. X-quang phổi cải thiện 96,5% sau 6 giờ. Thời gian thở máy trung bình là 3 ngày, thở máy không xâm nhập là 6 ngày. Trẻ sống chiếm 80%; biến chứng trong 24 giờ sau bơm nhiều nhất là hạ huyết áp (15,8%). nguyên nhân chính là sốc do nhiễm trùng huyết (58,3%). Kết luận: Điều trị Surfactant thay thế ở trẻ sơ sinh non tháng bị Bệnh màng trong tại Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi đem lại hiệu quả rõ rệt, giảm nhu cầu Oxy sau bơm thuốc 1 giờ, Xquang phổi cải thiện 96,5% sau 6 giờ bơm thuốc.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles

Books on the topic "Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi"

1

Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. Ban chấp hành. Lịch sử đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, 1925-1945. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Phạm, Thanh Hải. Lịch sử Đ̀ảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, 1975-2005. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Bình, Đảng cộng sản Việt Nam Đảng ủy quân sự tỉnh Quảng. Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Quảng Bình, 1945-2010: Lưu hành nội bộ. Hà Nội: Nhà xuá̂t bản Quân đội nhân dân, 2010.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Vietnam. Quân đội nhân dân. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi. Đảng ủy. Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Ngãi: 30 năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975-2005) : lưu hành nội bộ. Hà Nội: Nhà xuá̂t bản Quân đội nhân dân, 2010.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Ngãi, 1975-2005. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, 2013.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography