To see the other types of publications on this topic, follow the link: Bình Xuyên.

Journal articles on the topic 'Bình Xuyên'

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the top 50 journal articles for your research on the topic 'Bình Xuyên.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Browse journal articles on a wide variety of disciplines and organise your bibliography correctly.

1

Li, Kevin. "Partisan to Sovereign." Journal of Vietnamese Studies 11, no. 3-4 (2016): 140–87. http://dx.doi.org/10.1525/jvs.2016.11.3-4.140.

Full text
Abstract:
The decade following the end of World War II saw the rise of the Bình Xuyên as a formidable military and political force. How did the Bình Xuyên emerge as local sovereigns? Eschewing the predominant “criminal” framework that has dominated our understanding of the group’s ascent, this article shows that competition to court the Bình Xuyên between the southern DRV and the French-sponsored Vietnamese governments as well as power struggles within those same state entities strengthened the Bình Xuyên’s local power. This pattern of interstate and intrastate competition in the early years of the First Indochina War laid the foundation for the group’s contentious relationship with its nominal Franco-Vietnamese patrons after its ralliement in 1948.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Chi, Trần Thị Quỳnh, Nguyễn Văn Tâm, and Phạm Huy Quyến. "Tỷ lệ bệnh đái tháo đường, rối loạn dung nạp đường máu và một số yếu tố liên quan của thuyền viên vận tải viễn dương năm 2019." Tạp chí Y học Dự phòng 31, no. 1 (January 12, 2021): 112–18. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2021/37.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp, khám lâm sàng, xét nghiệm đường máu cho 400 thuyền viên viễn dươngnăm 2019 nhằm xác định tỷ lệ bệnh đái tháo đường, rối loạn dung nạp đường máu và mô tả một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ thuyền viên bị bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường máu là 3,25% và 13,25%. Tỷ lệ này có xu hướng tăng theo tuổi nghề của thuyền viên. Thuyền viên bị bệnh tăng huyết áp có khả năng mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 6,5 lần nhóm không bị tăng huyết áp. Thuyền viên thừa cân, béo phì có khả năng mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3,5 lần thuyền viên có cân nặng bình thường và gầy. Thuyền viên có chỉ số vòng mông/vòng eo cao khả năng mắc đái tháo đường gấp 3,9 lần thuyền viên có chỉ số vòng mông/vòng eo bình thường. Thuyền viên không hoạt động thể lực thường xuyên có khả năng mắc đái tháo đường cao gấp 3,48 lần so với thuyền viên hoạt động thể lực thường xuyên.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Thủy Tú, Phạm. "Cơ hội và thách thức cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP." Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, no. 52 (April 27, 2021): 53–62. http://dx.doi.org/10.52932/jfm.vi52.133.

Full text
Abstract:
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây được gọi là Hiệp định CPTPP - Comprehensive And Progressive Agreement For Trans - Pacific Partnership Preamble) mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN). Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích và tổng hợp trên các số liệu được công bố từ Worldbank (bộ chỉ số indicators), báo cáo tài chính công bố của Ngân hàng Nhà nước, báo cáo thường niên của các NHTMVN. Nghiên cứu tác động của hiệp định CPTPP ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống NHTMVN, bằng những lập luận, phân tích, nhận định và đánh giá, tác giả bài viết tập trung tổng kết những cơ hội và thách thức mà các NHTMVN sẽ gặp khi tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Thông qua đó, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng giúp các hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng ổn định hơn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Minh, Nguyễn Thị Hồng, and Nguyễn Thị Ngọc Lan. "ENGLISH TEACHERS’ USE OF TARGET LANGUAGE: A STUDY IN SONG CONG PRIMARY SCHOOLS." Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên 199, no. 06 (June 7, 2019): 93–100. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.2019.06.1061.

Full text
Abstract:
Trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, rất nhiều nghiên cứu đã và đang khẳng định những ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng ngôn ngữ đích trong lớp học đối với hiệu quả của dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi giáo viên có năng lực ngoại ngữ không cao, không tự tin và không thực hành thường xuyên, việc sử dụng tiếng Anh để giảng dạy tiếng Anh chưa phải là một thực hành thường xuyên và chất lượng của việc sử dụng ngôn ngữ đích cũng còn rất nhiều vấn đề đáng bàn. Bài báo này nghiên cứu thực trạng sử dụng tiếng Anh trong lớp học của giáo viên tiếng Anh ở trường Tiểu học Bình Sơn 1, Bình Sơn 2 và Cải Đan, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam; đồng thời chỉ ra những khó khăn khiến người giáo viên không thể tối đa hóa thời gian sử dụng ngôn ngữ đích trong lớp học. Dựa trên những khuyến nghị của Hội đồng Giảng dạy Ngoại ngữ Hoa Kỳ (ACTFL), chúng tôi thảo luận những các chiến lược cụ thể nhằm tăng cường việc sử dụng tiếng Anh của giáo viên trong lớp học ngoại ngữ trong bối cảnh Việt Nam.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Bích Hồi, Trần Thị, Nguyễn Quang Chính, Đào Thị Ngọc, and Nguyễn Quang Hùng. "Sự hài lòng về dịch vụ tiêm chủng mở rộng và một số yếu tố liên quan ở các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Trạm Y tế xã, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2019." Tạp chí Y học Dự phòng 31, no. 1 (January 12, 2021): 11–24. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2021/6.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu này nhằm mô tả sự hài lòng về dịch vụ tiêm chủng mở rộng và một số yếu tố liên quan ở các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại trạm y tế xã, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2019. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 300 bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở 5 xã huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng về dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế xã cho thấy: Tỷ lệ hài lòng chung của bà mẹ với dịch vụ tiêm chủng mở rộng tại Trạm y tế xã là 74,0% và không hài lòng là 26,0%. Tỷ lệ trả lời về thái độ của cán bộ y tế (CBYT) với bà mẹ, 17,0% thái độ rất quan tâm, chu đáo; 43,7% quan tâm, chu đáo; 37,7% thái độ bình thường; chỉ 0,2% lạnh nhạt. Trả lời về chất lượng dịch vụ tiêm chủng: 3,7% cho rằng đạt mức độ rất tốt, 54,0% cho rằng đạt mức độ tốt, 42,0% chấp nhận được dịch vụ và 0,3% cho rằng rất kém. Có sự khác biệt giữa mức độ hài lòng về dịch vụ tiêm chủng ở nhóm bà mẹ thường xuyên được tư vấn trước tiêm chủng (80,3%) với nhóm bà mẹ không hoặc không thường xuyên được tư vấn trước tiêm chủng (46,6%). Có sự khác biệt giữa mức độ hài lòng về dịch vụ tiêm chủng ở nhóm bà mẹ được tư vấn thường xuyên sau tiêm chủng (79,5%) với nhóm bà mẹ được tư vấn không thường xuyên sau tiêm chủng (62,1%).
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Hiền, Nguyễn Sinh. "Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot tại bệnh viện tim Hà Nội giai đoạn 2011-2015." Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam 20 (November 2, 2020): 95–101. http://dx.doi.org/10.47972/vjcts.v20i.93.

Full text
Abstract:
155 bệnh nhân, tuổi trung bình 9,88 (0,41- 54t); tỷ lệ miếng vá xuyên vòng van 38,7%; chênh áp thất phải – động mạch phổi sau mổ 18,87 ±11,60 mmHg; tỷ lệ áp lực tối đa thất phải/thất trái 0,57± 0,16. Biến chứng sau mổ 20,6%. Tỷ lệ mổ lại sớm 2,56%.Tỷ lệ tử vong tại viện 1,29%. Sau mổ 6 tháng (153 bệnh nhân): tỷ lệ mổ lại 0%, tử vong 0%. Sau mổ 3 năm (60 bệnh nhân): mổ lại 0,65%, tử vong 0%; không có sự thay đổi về: chỉ số giãn thất phải, chênh áp thất phải- động mạch phổi, thời gian QRS. Kết quả phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot theo phương pháp không mở thất phải tại Bệnh viện Tim Hà Nội là khả quan với tỷ lệ tử vong thấp.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Hùng, Trần Đức, Phạm Vũ Thu Hà, Nguyễn Thanh Hải, and Vũ Minh Phúc. "Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp laser nội mạch." Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam 21 (November 2, 2020): 113–16. http://dx.doi.org/10.47972/vjcts.v21i.73.

Full text
Abstract:
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới và hiệu quả điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng can thiệp nội mạch sử dụng đầu phát laser 1470 nm tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2017. Nghiên cứu 178 bệnh nhân với 228 chi tổn thương, tuổi trung bình 52,14 ± 12,499. Nữ giới 68,5% Nam 31,5%. Một số yếu tố nguy cơ hay gặp: thường xuyên đứng trong thời gian dài 97,5%, Phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh con 74,8%, thừa cân béo phì 10,2%. Triệu chứng lâm sàng của bệnh: đau tức nặng chân 89,1%, dị cảm ở chi dưới 79,0%, chuột rút 31,9%, phù 34,5%. Theo phân loại CEAP, 58.5% bệnh nhân ở giai đoạn C2, 26,9% ở giai đoạn C3, 13,4% ở giai đoạn C4. Theo dõi sau 1 tháng điều trị 98,3% bệnh nhân không còn dòng chảy trong tĩnh mạch hiển trên siêu âm Doppler, 93,2% số bệnh nhân có cải thiện rõ rệt triệu chứng. Biến chứng của kỹ thuật: bầm tím phần mềm vùng đùi 5,6%, rối loạn cảm giác nông chi dưới 1,1%. Thời gian trở lại sinh hoạt bình thường 1,06 ± 0,3 ngày, thời gian nằm điều trị 2,07 ± 0,42 ngày.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Hạnh, Vũ Kiều. "SỬ DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG NÓI CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN." Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên 225, no. 03 (February 21, 2020): 81–88. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.2020.03.2477.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát các chiến lược giao tiếp được sinh viên năm thứ nhất sử dụng khi thực hiện các hoạt động nói khác nhau: hoạt động một chiều và hai chiều. Đối tượng tham gia là 30 sinh viên năm thứ nhất tại Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên và được lựa chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu được thu thập thông qua biểu mẫu quan sát và dữ liệu được ghi chép từ hai loại hoạt động khác nhau: hoạt động mô tả hình ảnh (hoạt động một chiều) và hoạt động đóng vai (hoạt động hai chiều). Tần suất, tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn (SD) và chi bình phương được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy các sinh viên đã sử dụng tất cả 5 loại chiến lược giao tiếp chính, bao gồm chiến lược né tránh, chiến lược dựa trên ngôn ngữ mục tiêu, chiến lược dựa trên ngôn ngữ thứ nhất, chiến lược sử dụng phương tiện cải biên và chiến lược phi ngôn ngữ. Chiến lược sử dụng phương tiện cải biên được sử dụng thường xuyên nhất và chiến lược né tránh được sử dụng ít nhất. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên sử dụng nhiều chiến lược giao tiếp khác nhau khi thực hiện hai hoạt động nói khác nhau.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Đoàn, Nguyễn Bá, Đặng Thị Thanh Huyền, Hoàng Thị Hải Vân, Hoàng Hồng Mai, Dương Thị Hồng, Nguyễn Thành Trung, Trần Trung Thành, et al. "Đánh giá tồn lưu kháng thể phòng bệnh sởi ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2020." Tạp chí Y học Dự phòng 30, no. 8 (April 26, 2021): 58–65. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/135.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 271 trẻ có độ tuổi 5 đến 7 tuổi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2020 với mục tiêu xác định tỷ lệ trẻ có nồng độ kháng thể đạt ngưỡng bảo vệ phòng bệnh sởi. Kết quả cho thấy, 100% trẻ có kháng thể bảo vệ phòng bệnh sởi (nồng độ IgG ≥200 mIU/ml), nồng độ IgG thấp nhất là 522 mIU/ml và cao nhất là 1.740,5 mIU/ml, giá trị trung bình nhân của nồng độ IgG sởi (GMC IgG) là 1.132,3 mIU/ml, trong đó 76% đối tượng đạt mức kháng thể cao (nồng độ IgG ≥1.000 mIU/ml). Trẻ từ 5 đến 7 tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc xin có thành phần sởi có tỷ lệ đạt mức kháng thể cao nhiều hơn so với trẻ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin này. Cần duy trì tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin sởi trong tiêm chủng thường xuyên vàtriển khai rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin sởi khi nhập học.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Phúc, Lê Thị Ngọc. "Nhận thức và thực hành về bệnh cao huyết áp của người cao tuổi tại xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn." TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KHOA HỌC XÃ HỘI 16, no. 1 (April 26, 2021): 15–26. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.soci.vi.16.1.1396.2021.

Full text
Abstract:
Bài viết tập trung tìm hiểu những nhận thức và thực hành của người cao tuổi (NCT) về bệnh cao huyết áp và các yếu tố tác động đến những nhận thức và thực hành này. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp cái nhìn khác biệt về bệnh cao huyết áp giữa NCT và bác sĩ. Từ đó, đề xuất một vài giải pháp cho bác sĩ trong quá trình tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh cao huyết áp cho NCT. Nghiên cứu được thiết kế theo hướng định tính. Tổng cộng có 28 NCT và 02 bác sĩ tham gia vào nghiên cứu. Trong đó, 20 NCT tham gia phỏng vấn sâu và 08 NCT tham gia thảo luận nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của NCT và bác sĩ có vài điểm khác biệt về thực hành kiểm soát huyết áp. Mặc dù, NCT trong nghiên cứu đều tiếp nhận điều trị nhưng một số NCT vẫn không dùng thuốc thường xuyên, tự đổi loại thuốc khác không theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc không chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. Liên quan đến các yếu tố tác động đến những nhận thức và thực hành này gồm yếu tố truyền thông, gia đình và trải nghiệm của bản thân.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
11

Bao, Duong Dinh, and Tran Quyet Tien. "Kết quả của can thiệp nội mạch điều trị hẹp, tắc tĩnh mạch trung tâm trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo." Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam 31 (January 27, 2021): 27–33. http://dx.doi.org/10.47972/vjcts.v31i.499.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của can thiệp nội mạch điều trị bệnh lý hẹp, tắc tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo qua cầu nối động – tĩnh mạch ở tay cùng bên. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả các bệnh nhân bị hẹp, tắc tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo được can thiệp nội mạch (nong bóng, đặt stent) tại khoa Phẫu thuật Mạch máu, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019. Kết quả: Chúng tôi đã thực hiện 32 trường hợp tạo hình tĩnh mạch trung tâm với gây tê tại chỗ qua đường vào là cầu nối động – tĩnh mạch ở tay cùng bên. Tuổi trung bình là 55,6 ± 3,2, tỉ lệ nam/nữ là 1,67/1. Chỉ định can thiệp lần lượt là phù tay (100%), đau tay (75%), loạn dưỡng da (50%), dãn tĩnh mạch nông vùng cổ, mặt cùng bên (50%). Trong đó có 62,5% số bệnh nhân đã được đặt ống thông tĩnh mạch vùng cổ để chạy thận cùng bên với thương tổn. Mỗi ca can thiệp cần thời gian trung bình khoảng 66,3 ± 6,2 phút. Có 6 trường hợp cần phải đặt stent sau khi nong bóng không hiệu quả. Thành công về kỹ thuật đạt 87,5%. Không có biến chứng lớn hay tử vong sau thủ thuật. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt sau thủ thuật trong tất cả các trường hợp. Thời gian nằm viện trung bình sau can thiệp khoảng 2,5 ± 0,8 ngày. Sau 6 tháng, có đến 10 trường hợp (31,3%) cần phải can thiệp lại. Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị hẹp, tắc tĩnh mạch trung tâm là an toàn, hiệu quả vì thành công về kỹ thuật cao, tỉ lệ biến chứng thấp, thời gian tiến hành thủ thuật và nằm viện sau thủ thuật ngắn. Tuy nhiên, bệnh có tỉ lệ tái phát cao, cần phải theo dõi thường xuyên và can thiệp lại khi cần để duy trì lưu thông dài hạn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
12

Đoàn, Dương Văn, Nguyễn Văn Thái, and Khổng Văn Mạnh. "EFFECT OF AGE ON VARIATION IN PHYSICAL AND MECHANICAL PROPERTIES OF Acacia mangium PLANTED IN THAI NGUYEN." TNU Journal of Science and Technology 226, no. 01 (January 14, 2021): 50–56. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.3689.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu này nhằm điều tra ảnh hưởng của tuổi đến một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ Keo tai tượng trồng tại Thái Nguyên như: khối lượng thể tích (AD), độ bền uốn tĩnh (MOR), và mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE). Các mẫu gỗ có kích thước 20 (xuyên tâm) 20 (tiếp tuyến) 320 (dọc thớ) mm được cắt từ vị trí ngang ngực của các cây mẫu ở tuổi 7, 10, và 14. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: giá trị trung bình AD ở độ ẩm 12% của Keo tai tượng tuổi 7, 10, và 14 lần lượt là 0,48 g/cm3, 0,51 g/cm3, và 0,53 g/cm3. Giá trị trung bình MOR của gỗ Keo tai tượng tuổi 7, 10, và 14 lần lượt là 64,38 MPa, 71,59 MPa, và 73,46 MPa, trong khi đó giá trị MOE lần lượt là 7,31 GPa, 8,77 GPa, và 9,10 GPa. AD có mối tương quan dương rõ ràng với các tính chất cơ học ở tất cả các tuổi trong nghiên cứu này. Điều này gợi ý rằng AD có thể là một thông số hữu ích để dự đoán được các tính chất cơ học của gỗ Keo tai tượng trồng tại Thái Nguyên. Cả AD, MOR, và MOE đã tăng lên đáng kể từ tuổi 7 đến tuổi 10 nhưng sau đó tăng chậm dần và có xu hướng không thay đổi đến tuổi 14. Kết quả của nghiên cứu này là tài liệu tham khảo quan trọng cho người trồng rừng Keo tai tượng khi quyết định có nên kéo dài thời gian trồng sau 10 năm hay không.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
13

Thượng, Nguyễn Vũ, and Khưu Văn Nghĩa. "Thực trạng dùng chung bơm kim tiêm và một số yếu tố liên quan ở người nghiện chích ma túy tại khu vực phía Nam năm 2019." Tạp chí Y học Dự phòng 30, no. 1 (May 1, 2021): 42–53. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/296.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu điều tra cắt ngang thu thập 1.601 mẫu nghiện chích ma túy (NCMT) tuổi từ 16 trở lên trong cộng đồng tại 7 tỉnh triển khai giám sát trọng điểm (GSTĐ) của khu vực phía Nam (KVPN) năm 2019 là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ, nhằm mục đích xác định tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (BKT) và mô tả các yếu tố liên quan đến hành vi dùng chung BKT. Kết quả cho thấy tỷ lệ từng dùng chung BKT, dùng chung BKT/6 tháng qua và 1 tháng qua lần lượt là 34,2%, 14,7% và 9,2%. Có 6 yếu tố tăng nguy cơ dùng chung BKT ở nhóm NCMT: tại Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang & TP.HCM (so với An Giang), tuổi tiêm chích ma túy (TCMT) lần đầu trên 15, số lần tiêm chích ma túy/tháng qua >30 lần, sử dụng bao cao su (BCS) không thường xuyên với vợ (so với người không bao giờ sử dụng BCS), có quan hệ tình dục (QHTD) với phụ nữ mại dâm (PNMD) và dùng điện thoại để liên hệ với bạn chích. Bốn yếu tố làm giảm hành vi dùng chung BKT là người NCMT có vợ/ sống chung không hôn nhân (so với người độc thân), đi khỏi nơi cư trú liên tục ≥ 1 tháng, từng nhận BCS/ BKT miễn phí và không trả lời khi được hỏi về kết quả xét nghiệm HIV của bạn tình. Cần chú ý các yếu tố tìm thấy trong nghiên cứu khi triển khai can thiệp cho người NCMT nhằm hạn chế hành vi dùng chung BKT ở quần thể này.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
14

Tương, Võ Thị Kim, Vũ Văn Kiểu, and Nguyễn Thị Thu Trang. "Thực trạng sử dụng bình hít và các yếu tố có liên quan đến kỹ thuật sử dụng của bệnh nhân điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, năm 2018-2019." Tạp chí Y học Dự phòng 30, no. 6 (April 27, 2021): 177–83. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/193.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả việc tuân thủ sử dụng thuốc dạng hít trên 120 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và một số yếu tố liên quan tới kĩ thuật sử dụng thuốc dạng hít từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019 tại phòng quản lý Hen- COPD Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc ít nhất một lỗi trong sử dụng dạng bình xịt định liều (metered-dose inhaler - MDI) và ống hít bột khô (dry-powder inhaler - DPI) lần lượt là 85,8% và 78,1%. Các lỗi bệnh nhân thường mắc khi sử dụng MDI là lắc thuốc, thở ra hết sức, phối hợp động tác tay ấn miệng hít, và bước nín thở; với DPI bao gồm thở ra hết sức, hít thuốc và nín thở. Tuổi dưới 60, có tư vấn của nhân viên y tế và thường xuyên tham gia câu lạc bộ của bệnh nhân là những yếu tố ảnh hưởng tốt lên kỹ năng sử dụng (p< 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng dụng cụ hít xịt chưa đúng kỹ thuật còn cao cần tăng cường tư vấn sử dụng đúng kỹ thuật từ nhân viên y tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
15

Nguyễn, Thu Hương. "Bắt đầu điều trị glucose máu ở bệnh nhân người lớn đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán theo khuyến cáo cập nhật của ADA – 2019." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 45 (April 29, 2021): 98–104. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2020.45.14.

Full text
Abstract:
Điều trị bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (BN ĐTĐT2) bao gồm giáo dục, đánh giá biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn, cố gắng đạt được glucose máu bình thường hoặc gần bình thường, giảm thiểu tối đa và duy trì trong thời gian dài các yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch, tránh dùng các thuốc có thể gây trầm trọng những khiếm khuyết đã có của chuyển hóa insulin hoặc lipid. Tất các các biện pháp điều trị cần được cá thể hóa dựa trên tuổi bệnh nhân, tuổi thọ dự tính và bệnh kết hợp. Mặc dù đã có những thành tựu đạt được dựa trên các nghiên cứu tích cực như thay đổi mức độ hấp thu dạ dày bằng cách can thiệp phẫu thuật cũng như sử dụng insulin tích cực giúp ĐTĐ được ổn định hơn song đa số BN tuổi trưởng thành vẫn cần được điều chỉnh thường xuyên dựa vào mục tiêu đạt được của glucose máu. Các biện pháp điều trị nhằm giảm nồng độ glucose dựa vào sự gia tăng hiệu lực của insulin (ví dụ thông qua việc sử dụng insulin hoặc các tác nhân kích thích tiết insulin), cải thiện tính nhạy cảm của insulin, kéo dài thời gian phóng thích và hấp thu glucose từ ống tiêu hóa, gia tăng bài xuất glucose qua đường niệu hoặc phối hợp các tác dụng trên để đạt được mục tiêu. Biện pháp kiểm soát glucose ở BN ĐTĐT2 mới chẩn đoán sẽ được trình bày trong bài tổng quan sau. Hơn thế nữa bài viết còn đề cập đến biện pháp điều trị tăng glucose bền bỉ (khó kiểm soát) và một số nội dung khác như theo dõi và xác định các biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn cũng được bàn luận riêng rẽ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
16

Đỉnh, Đỗ Duy, and Trần Quốc Toản. "Đánh giá các yếu tố hình học liên quan đến an toàn giao thông của đường ngang tại các nút giao cùng mức giữa đường bộ và đường sắt trên địa bàn huyện Phú Xuyên - Hà Nội." Journal of Science and Technology in Civil Engineering (STCE) - NUCE 12, no. 4 (May 31, 2018): 86–96. http://dx.doi.org/10.31814/stce.nuce2018-12(4)-10.

Full text
Abstract:
Bài báo này nhằm đánh giá sự phù hợp của các yếu tố hình học của các đường ngang trên địa bàn huyện Phú Xuyên so với các quy định hiện hành của Việt Nam, Mỹ và Canada. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố: bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, tầm nhìn tại nhiều vị trí khảo sát không đáp ứng được theo các quy định của Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt, độ dốc dọc của toàn bộ 17 đường ngang và tầm nhìn của toàn bộ 8 đường ngang biển báo, không có gác chắn trong nghiên cứu này đều không đạt yêu cầu theo các quy định trong và ngoài nước. Nhằm nâng cao an toàn giao thông, bài báo đã kiến nghị một số giải pháp giúp khắc phục sự hạn chế của các yếu tố hình học của các đường ngang hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các quy định của Việt Nam về thiết kế các yếu tố hình học của đường ngang nhằm đáp ứng các điều kiện an toàn giao thông và phù hợp hơn với thực tế. Từ khoá: nút giao cùng mức giữa đường ô tô và đường sắt; thiết kế hình học; an toàn giao thông.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
17

Hằng, Lương Minh, Tống Minh Sơn, Trần Huy Thịnh, Phạm Tuệ Minh, Đinh Việt Hà, Khuất Thu Hương, and Mai Thị Giang Thanh. "Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương." Tạp chí Nghiên cứu Y học 142, no. 6 (June 30, 2021): 53–61. http://dx.doi.org/10.52852/tcncyh.v142i6.174.

Full text
Abstract:
Bệnh răng miệng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu và gây ra gánh nặng nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống. Theo y văn, những trẻ mắc hội chứng thận hư có sự tác động phá hủy mô cứng và các tổ chức quanh răng khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong điều trị bệnh. Ngoài ra, sự nhập viện thường xuyên và chế độ ăn uống riêng biệt cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc và phòng ngừa các bệnh răng miệng. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả các bệnh răng miệng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 407 trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ nam mắc bệnh cao (309 trẻ chiếm 75,6%) , chỉ số vệ sinh răng miệng của trẻ ở ở mức trung bình, 63,9% trẻ viêm lợi, 12,3% trẻ viêm lợi phì đại, 78,6% trẻ bị sâu răng, chỉ số sâu răng sữa của trẻ dmft/dmfs là 5,6/9,9; chỉ số sâu răng vĩnh viễn DFMT/DMFS là 1,4/1,8; 11,1% trẻ có khiếm khuyết phát triển men răng, gặp chủ yếu là dạng mờ đục ranh giới rõ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
18

Thủy, Trần Thị Thu, Nguyễn Thanh Vân, and Nguyễn Thúy Quỳnh. "Chất lượng cuôc sống về sức khoẻ và một số yếu tố liên quan của công nhân thu gom rác tại công ty môi trường đô thị Hà Nội, năm 2017." Tạp chí Y học Dự phòng 30, no. 4 Phụ bản (April 28, 2021): 123–29. http://dx.doi.org/10.51403/0868-2836/2020/228.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu nhằm mô tả chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khỏe (CLCSSK) của công nhân thu gom rác (CNTGR) và một số yếu tố liên quan được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, tiến hành trên 698 CNTGR tại 2 chi nhánh nội thành của công ty Môi trường đô thị một thành viên (URENCO) Hà Nội. CLCSSK được thu thập bằng bộ công cụ SF-36v2 cùng với thông tin về đặc điểm nhân khẩu, nghề nghiệp qua phỏng vấn trực tiếp. Phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến CLCSSK. Kết quả cho thấy điểm trung bình CLCSSK là 72,9 ± 10,5. Các yếu tố liên quan tới giảm CLCSSK bao gồm giới tính nữ, mắc bệnh mạn tính, mắc vấn đề sức khỏe sau ca làm việc, bị tai nạn lao động, làm nghề lâu năm. Yếu tố liên quan đến tăng CLCSSK là thu nhập đảm bảo cuộc sống. CLCSSK của CNTGR thấp do gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, công ty URENCO cần có giải pháp nâng cao sức khỏe công nhân. Bản thân CNTGR cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, thường xuyên sử dụng bảo hộ lao động đầy đủ và đúng cách.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
19

Hưng, Ngô Thành, Nguyễn Công Hựu, Đỗ Anh Tiến, Nguyễn Trung Hiếu, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Trần Thủy, Nguyễn Bằng Việt, et al. "Kết quả ngắn hạn áp dụng kỹ thuật tái tạo van động mạch chủ bằng màng ngoài tim tự thân theo phương pháp Ozaki trong điều trị ngoại khoa bệnh lý van động mạch chủ." Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam 20 (November 2, 2020): 52–57. http://dx.doi.org/10.47972/vjcts.v20i.86.

Full text
Abstract:
Bệnh lý van động mạch chủ (ĐMC) thường xuyên được điều trị bằng cách thay thế van ĐMC bằng một van tim nhân tạo. Chúng tôi đã tiến hành tái tạo van ĐMC bằng màng ngoài tim tự thân đã qua xử lý bằng Glutaraldehyde theo phương pháp Ozaki cho 21 bệnh nhân từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Mười ba bệnh nhân hẹp van động mạch chủ, 8 bệnh nhân hở van động mạch chủ. Ba bệnh nhân van ĐMC có hai lá van, 1 bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Chúng tôi có 13 bệnh nhân nam và 8 nữ. Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 58,6 ± 10,5 tuổi. Trước tiên, cắt bỏ các lá van bị bệnh. Sau đó, đo khoảng cách giữa các mép của lá van. Các lá van mới được đo và cắt dựa vào bộ đo sẵn có từ màng ngoài tim tự thân được xử lý bằng Glutaraldehyde. Cuối cùng, Các lá van mới bằng màng tim được khâu vòng quanh vòng van ĐMC. Một bệnh nhân nào tử vong do chảy máu sau mổ. 01 bệnh nhân phải chuyển thay van động mạch chủ bằng van sinh học. Siêu âm tim qua thực quản trong mổ không có bệnh nhân hở chủ nhẹ trở lên. Chênh áp qua van động mạch chủ đo ngay trong mổ và sau mổ 1 đến 2 tuần tương ứng là 19,3 ± 4,7mmHg và 18,7 ± 4,2 mmHg. Không có bệnh nhân nào phải mổ lại.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
20

Nguyen, Thi Vinh Thanh, Ba My Nhi Nguyen, and Anh Tuan Vu. "Phân tích các biến chứng phẫu thuật đặt mảnh ghép điều trị sa tạng chậu trong thời gian theo dõi 2 năm." Tạp chí Phụ sản 16, no. 1 (May 1, 2018): 107–10. http://dx.doi.org/10.46755/vjog.2018.1.710.

Full text
Abstract:
Sử dụng mảnh ghép trong phẫu thuật điều trị sa tạng chậu được thực hiện tại bệnh viên Từ Dũ TP.HCM từ 2009. Phẫu thuật ngả âm đạo bằng kỹ thuật cố định sàn chậu vào dây chằng cùng gai (sacrospinopexy/ sacrospinofixation, transvaginal sacrospinous ligament fixation). Phẫu thuật ngả bụng cố định sàn chậu vào mỏm nhô (sacrocolpopexy/ promomtofixation per laparoscopy). Chất liệu mảnh ghép tổng hợp là polyprophylene. Mục tiêu: Phân tích các biến chứng, sau thời gian theo dõi 2 năm, đặc biệt nhấn mạnh biến chứng sa lại nhằm rút ra kinh nghiệm cho phẫu thuật viên. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca. Kết quả: Trong thời gian từ tháng 1. 2015 đến tháng 12.2016, có 92 ca phẫu thuật ngả âm đạo và 97 ca phẫu thuật ngả bụng. Tuổi trung bình ngả âm đạo là 69, ngả bụng là 57. Sa từ 2 tạng chậu, mức độ sa ≥ 2. Tỷ lệ sa bàng quang 92,1 %, sa tử cung 60,1 %, sa trực tràng 30,5%. Tỷ lệ lộ mảnh ghép ngả âm đạo 13,0%. Tỷ lệ sa tái phát ≥ độ 2 là 6,5% trong phẫu thuật ngả âm đạo, 1% trong phẫu thuật ngả bụng. Có 2,1% són tiểu mới, 1% tiểu tồn lưu ngả âm đạo. Không có biến chứng nào trong phẫu thuật. Thòi gian phẫu thuật trung bình ngả âm đạo 50 ph, ngả nội soi là 180ph. Kết luận: Hơn 90% trường hợp lộ mảnh ghép thể điều trị nội khoa, hoặc cắt lọc tại phòng khám không cần nhập viện. Triệu chứng đau là những cơn co thắt xảy ra ngắn và không thường xuyên, người bệnh không yêu cầu can thiệp gì thêm. Những trường hợp són tiểu mới, hướng dẫn vật lý trị liệu, tập bàng quang, tập mạnh cơ sàn chậu. Biến chứng sa lại sau mổ ngả âm đạo sa vùng đỉnh là chính, là do kỹ thuật mổ chưa đạt đến mức I DeLancy. Phẫu thuật lại do sa tái phát thường phải giải quyết vùng đỉnh, nội soi là ưu thế khi giải quyết khối sa vùng đỉnh. Cắt đoạn cổ tử cung cần thực hiện nếu khám lâm sàng có cổ tử cung dài. Phẫu thuật ngả bụng nhiều ưu điểm hơn, ít biến chứng hơn, nên cần nhân rộng việc đào tạo ekip phẫu thuật viên nội soi trong tương lai.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
21

Le, Nhu Da, Thi Phuong Quynh Le, and Thi Thuy Duong. "Observation of organic matters concentrations in agricultural runoff in the Red River Delta (Vietnam)." Journal of Vietnamese Environment 11, no. 1 (June 30, 2019): 7–14. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol11.no1.pp7-14.

Full text
Abstract:
Due to utilization increase of chemical fertilizers and manures and of a large water volume for irrigation, agricultural runoff has significantly accelerated water pollution. The Red River locates in Vietnam where agriculture plays an important role in the country’s economy. This paper presented the observation results of organic matters concentrations in agricultural runoff from different plant fields (vegetable, flower and rice) in the Red River Delta in 2013 -2014. The results showed that DOC concentrations varied in a high range from 1.0 mg.L-1 to 37.1 mg.L-1, averaging 10.2 ± 6.2 mg.L-1 whereas POC concentrations varied from 0.5 to 4.5 mg.L-1, averaging 1.7 ± 0.7 mg.L-1 for a total 104 samples observed. TOC concentrations in water from the vegetable and flower fields (11.7 ± 7.3 mg.L-1 and 12.6 ± 6.0 mg.L-1 respectively) were higher than the one from the rice field (8.5 ± 6.6 mg.L-1). Lower organic matters concentrations were found in the rainy season than in the dry season due to dilution process. The results suggest the needs for regularly monitoring and efforts to control organic matter pollution from agricultural runoff in the Red River basin or other river basins in developing countries. Do sử dụng phân bón và thể tích nước tưới lớn, canh tác nông nghiệp đã và đang góp phần đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước. Sông Hồng nằm ở Việt Nam, nơi ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bài báo trình bày kết quả quan trắc hàm lượng cacbon hữu cơ (TOC) bao gồm dạng hòa tan (DOC) và không tan (POC), trong nước chảy tràn từ đất canh tác (rau, hoa, lúa) ở đồng bằng sông Hồng năm 2013 -2014. Kết quả cho thấy DOC thay đổi rất rộng từ 1,0 mg.L-1 đến 37,1 mg.L-1, trung bình đạt 10,2 ± 6,2 mg.L-1 trong khi POC thay đổi từ 0,5 mg. L-1 đến 4,5 mg.L-1, trung bình đạt 1,7 ± 0,7 mg.L-1 đối với 104 mẫu nước. TOC từ trồng rau và hoa (11,7 ± 7,3 mg. L-1 và 12,6 ± 6,0 mg.L-1) cao hơn so với trồng lúa (8,5 ± 6,6 mg. L-1). TOC trong mùa mưa thấp hơn so với mùa khô. Cần thường xuyên giám sát và nỗ lực kiểm soát ô nhiễm chất hữu cơ do nước chảy tràn từ đất canh tác ở lưu vực sông Hồng.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
22

Vũ, Thùy Linh, Bích Nga Vũ, and Thị Hằng Trịnh. "Đánh giá kiến thức, thực hành tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 41 (January 6, 2021): 36–42. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2020.41.5.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 105 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) nhằm đánh giá tỷ lệ bệnh nhân (BN) có kiến thức, thực hành đúng về sử dụng insulin. Bệnh nhân được phỏng vấn bằng một bộ câu hỏi để khai thác các đặc điểm về nhân khẩu học, thời gian mắc bệnh, thời gian tiêm insulin, đặc điểm sử dụng thuốc tiêm, kiến thức sử dụng insulin, đánh giá thực hành tiêm insulin trên mô hình. Kết quả: Tuổi trung bình 60,9 ± 12,7, tỷ lệ nam/nữ: 1,1:1, khu vực sống: ở thành phố (62,9%), chủ yếu là bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (88,6%), thời gian mắc bệnh > 10 năm (57,1%), thời gian tiêm insulin dưới 3 năm (61,9%). Dạng thuốc tiêm 51,4% sử dụng bút tiêm, 48,6% sử dụng bơm tiêm. Với nhóm bệnh nhân tiêm insulin bằng bơm tiêm, tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng trên 50% câu hỏi đánh giá kiến thức là 23,5%; thực hành tiêm insulin bằng bơm tiêm đúng được các thao tác quan trọng(51,0%). Với nhóm bệnh nhân tiêm insulin bằng bút tiêm, tỷ lệ này lần lượt là 33,3% và 75,9%. Kết luận: Tỷ lệ BN có kiến thức đúng về insulin còn thấp, có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân thực hành tiêm đúng giữa 2 nhóm tiêm bằng bơm tiêm và bút tiêm. Có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành tiêm insulin. Bệnh nhân cần phải hướng dẫn thường xuyên hơn để bổ sung những thiếu hụt về kiến thức và thực hành tiêm insulin tốt hơn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
23

Nguyễn, Thu Hiền, and Thanh Tùng Phạm. "Khảo sát tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2." Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, no. 44 (April 25, 2021): 43–48. http://dx.doi.org/10.47122/vjde.2020.44.6.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái (LVDD) xuất hiện sớm ở những bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không triệu chứng và thường bị chẩn đoán nhầm trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ của rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 118 bệnh nhân đái tháo đường típ 2, tuổi 40- 70 (54,9 ± 9,2), thời gian trung bình đái tháo đường 9,1 ± 5,4 năm, không có dấu hiệu và triệu chứng của suy tim, không có tiền sử chẩn đoán suy tim. Chúng tôi siêu âm tim để chẩn đoán và phân loại rối loạn chức năng tâm trương thất trái theo tiêu chuẩn năm 2016 của Hội Siêu âm Hoa Kỳ. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 61 BN có rối loạn chức năng tâm trương thất trái (51,7%), giai đoạn I: 41%, giai đoạn II: 45,9%, giai đoạn III: 13,1%. Tỷ lệ nam / nữ = 0,473 (CI 95%; 0,226-0,990), p <0,05. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái gia tăng theo tuổi: Nhóm 40- 49: 41,4%, nhóm 50- 59: 53,2%, nhóm 60- 70: 57,1%. Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ĐTĐ > 10 năm có nguy cơ bị rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao hơn so với nhóm mắc bệnh < 5 năm (67,5% so với 38,7%, p <0,05). Huyết áp tâm thu, BMI, HbA1C có vẻ cao hơn ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái (p> 0,05). Kết luận: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái xuất hiện sớm và thường xuyên ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái liên quan đến giới tính, tuổi, thời gian phát hiện đái tháo đường, BMI, HA tâm thu, HbA1C, ... Chúng ta nên siêu âm tim để phát hiện rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân lớn tuổi, đái tháo đường lâu năm, kiểm soát kém, đặc biệt là nữ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
24

Nguyen, Thanh Giao. "The use of zoobenthos for the assessment of water quality in canals influenced by landfilling and agricultural activity." Journal of Vietnamese Environment 11, no. 2 (July 17, 2019): 33–42. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol11.no2.pp33-42.

Full text
Abstract:
The aquatic environment and zoobenthos are closely related in a water body. In recent years, the use of zoobenthos to evaluate water quality is getting more attention as this approach is less polluting and less costly. This study was conducted to assess the diversity of zoobenthos in the canals affected by leachate and agricultural activities. Five sediment samples were collected in two campaigns, one in April and one in October 2018. Water samples were also collected at the same time for zoobenthos to assess the water quality and serve as a reference for assessing the effectiveness of using zoobenthos as water quality indication. In total, 17 species of zoobenthos belonging to six families and four classes were identified, of which Limnodrilus hoffmeisteri and Tendipes species being present regularly at sampling sites through the surveys. The calculations of the Shannon-Wiener diversity index (H'), rapid bioassessment protocol (RBP III), and associated average score per taxon (ASPT) indices based on species composition indicated that the water environment surrounding the landfill was moderately to severely polluted. However, the water quality index (WQI) calculated based on the physical and chemical properties shows that the level of water pollution in canals was less than that evaluated using zoobenthos. This can be explained by the fact that zoobenthos also affected the properties of sediments which depend on the water column. The findings in this study showed that the aquatic environment around the landfill is heavily contaminated as result of waste disposal and agricultural activities. The use of both zoobenthos combined with physical and chemical indicators could be useful in assessing the canals’ water status. Môi trường nước và động vật đáy có liên quan mật thiết với nhau trong một thủy vực. Trong những năm gần đây, việc sử dụng động vật đáy để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt được quan tâm vì phương pháp này ít gây ô nhiễm môi trường và ít tốn kém chi phí. Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá sự phân bố của động vật đáy trong hệ thống kênh rạch chịu tác động từ nước rỉ rác và các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Năm mẫu động vật đáy được thu hai đợt, đợt 1 vào tháng 4 và đợt 2 vào tháng 10 năm 2018. Mẫu nước cũng được thu để đánh giá chất lượng nước và làm cơ sở đánh giá hiệu quả của việc sử dụng động vật đáy làm chỉ thị chất lượng môi trường nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần động vật đáy phát hiện 17 loài thuộc 6 họ và 4 lớp, trong đó các loài Limnodrilus hoffmeisteri và loài Tendipes hiện diện thường xuyên ở tất cả các điểm thu mẫu qua hai đợt khảo sát. Dựa vào thành phần loài tính toán các chỉ số Shannon-Wiener (H’), chỉ số đánh giá nhanh sinh học (RBP III), và chỉ số tính điểm trung bình bình theo họ (ASPT) cho thấy môi trường ô nhiễm rất nặng trong khi đó chỉ số WQI được tính toán dựa vào các chỉ tiêu lý hóa cho thấy mức độ ô nhiễm nước ở kênh xung quanh bãi rác chỉ ở mức nhẹ hơn. Như vậy, việc sử dụng động vật đáy cho kết quả đánh giá chất lượng nước với mức độ ô nhiễm cao hơn. Điều này có thể giải thích là do động vật đáy chịu ảnh hưởng bởi đặc tính nền đáy và cột nước bên trên nền đáy. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước xung quanh bãi rác bị ô nhiễm nặng do xả thải và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng động vật đáy kết hợp với các chỉ tiêu lý, hóa có thể hữu ích hơn trong việc đánh giá hiện trạng nước kênh.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
25

Phan, Kim Anh, and Thanh Giao Nguyen. "Groundwater quality and human health risk assessment related to groundwater consumption in An Giang province, Viet Nam." Journal of Vietnamese Environment 10, no. 2 (October 8, 2018): 85–91. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol10.no2.pp85-91.

Full text
Abstract:
Groundwater is one of the main sources for water supply for domestic use, irrigation, aquaculture and industry in Mekong Delta. With rapidly increasing in human population, groundwater becomes more important for social and economic activities. This study evaluated the quality of groundwater using data from the eight monitoring wells over the period of 2009 - 2016. Human health risk was assessed for the population consuming groundwater contaminated with arsenic. The findings indicated that groundwater wells in An Giang province were contaminated with microorganisms. The total dissolved solids (TDS) and hardness in Phu Tan (PT) and Cho Moi (CM) wells were significant higher than the national technical regulations on groundwater quality (QCVN 09-MT:2015/BTNMT). In addition, groundwater wells in some small islands of An Giang were seriously contaminated with organic matters and arsenic. The mean arsenic concentration was up to 0.55 ± 1.21 mg/L. Estimation of carcinogenic risk for human population showed that the cancer risks ranged from medium (8.66 x 10-4) to high (8.26 x 10-2) for both children and adults. Alternative water supply sources should be offered for the population at risk. Besides, regular health check is essential for local people in the arsenic contaminated groundwater. Nước ngầm là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản và công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự gia tăng dân số, nước ngầm ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá diễn biến chất lượng nước ngầm thông qua số liệu của tám giếng quan trắc trong giai đoạn từ năm 2009 – 2016. Kết hợp với đánh giá rủi ro sức khỏe của người dân khi sử dụng nước ngầm chứa arsenic. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giếng nước ngầm ở tỉnh An Giang đã bị nhiễm vi sinh. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) và độ cứng ở trạm Phú Tân và Chợ Mới phân tích được cao hơn quy chuẩn cho phép (QCVN 09-MT:2015/BTNMT). Các giếng nước ngầm ở một số khu vực cù lao của tỉnh An Giang đã bị ô nhiễm hữu cơ và arsenic nghiêm trọng. Nồng độ arsenic trong nước ngầm có thể dao động lên đến 0.55 ± 1.21 mg/L. Rủi ro ung thư ở hai đối tượng người lớn và trẻ em khi sử dụng nước ngầm nhiễm arsenic dao động từ trung bình (8 người trong 1.000 người) tới cao (8 người trong 100 người). Cung cấp nguồn nước thay thế là giải pháp khả thi để giảm rủi ro sức khỏe cho con người trong trường hợp này. Ngoài ra, người dân địa phương cần được khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện và sớm điều trị bệnh.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
26

Le, Thi Phuong Quynh, Tu Cuong Ho, Thi Thuy Duong, Thi Bich Ngoc Nguyen, Duy An Vu, Quoc Long Pham, and Christina Seidler. "Water quality of the Red River system in the period 2012 - 2013." Journal of Vietnamese Environment 6, no. 3 (November 5, 2014): 191–95. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol6.no3.pp191-195.

Full text
Abstract:
Few data are available on the quality of Red river water that is used for multi-purposes, including for domestic water demand in some rural areas. This paper presents the observation results of the Red River water quality in two years 2012 and 2013. The monitoring results showed that the average concentrations of nutrients (N, P) were still far lower than the allowed value of the Vietnamese standard limits for surface water quality (QCVN 08:2008/BTNMT, column A2). Due to the impoundment of two big dams in the Da tributary, the suspended solids contents in river water decreased remarkably. The dissolved heavy metal (DHM) concentrations varied in a high range: Cu: 10 – 80 mg.l-1; Zn: 2 – 88 mg.l-1; Cr: 0.2 – 5.1 mg.l-1; Pb: 2 - 107 mg.l-1; Cd: 2 – 12 mg.l-1; Mn: 2 - 35 mg.l-1; and Fe: 160 – 2370 mg.l-1. Most of the mean values of DHM were lower than the allowed values of the QCVN 08:2008/BTNMT, but at several points of time, several DHM (e.g. Fe, Cd, Pb) contents exceeded the allowed values. The Total Coliform (TC) and Fecal Coliform (FC) densities varied in a high range: TC: 23 to 13,000MPN.100ml-1 and FC: 0 to 1,600MPN.100ml-1 and they exceeded the allowed values QCVN 08:2008/BTNMT at several points observed. The dissolved organic carbon (DOC) contents were in low level and the particulate organic carbon (POC) content mainly derived from soil organic leaching and erosion in the basin. The results underlined the need for regularly monitoring the river water quality, and there should be some effective solutions to manage and treat the waste sources in order to provide safe water for different actual purposes use in the Red River basin. Rất ít số liệu sẵn có về chất lượng nước sông Hồng, dòng sông được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm cả cung cấp nước sinh hoạt ở một số vùng nông thôn. Bài báo trình bày các kết quả quan trắc chất lượng nước sông Hồng trong hai năm 2012 và 2013. Kết quả quan trắc cho thấy chất dinh dưỡng (N, P) thấp xa so với giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt (QCVN 08: 2008/BTNMT cột A2). Do có hai hồ chứa trên sông Đà, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước sông giảm đáng kể. Các kim loại nặng hòa tan (DHM) có hàm lượng dao động trong khoảng rộng: Cu: 10-80 g.l-1; Zn: 2-88 g.l-1; Cr: 0,2-5,1 g.l-1; Pb: 2-107 g.l-1; Cd: 2-12 g.l-1; Mn: 2-35 g.l-1; và Fe: 160 - 2370 g.l-1. Hầu hết các giá trị trung bình của DHM thấp hơn giá trị cho phép của quy chuẩn QCVN 08: 2008/BTNMT, tuy nhiên, tại một số thời điểm, một số DHM (ví dụ Fe, Cd, Pb) có hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép. Mật độ tổng coliform (TC) và coliform phân (FC) dao động trong khoảng rộng: TC: 23 đến 13,000MPN.100ml-1 và FC: 0 đến 1,600MPN.100ml-1 và tại một số thời điểm mật độ TC và FC vượt giá trị cho phép của Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT. Hàm lượng cabon hữu cơ hòa tan (DOC) ở mức thấp, và hàm lượng cacbon hữu cơ dạng không tan (POC) chủ yếu có nguồn gốc từ đất rửa trôi và xói mòn trong lưu vực. Kết quả quan trắc nhấn mạnh nhu cầu giám sát thường xuyên chất lượng nước sông, và nên có các giải pháp hiệu quả để quản lý và xử lý các nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực nhằm cung cấp nước sạch cho các mục đích sử dụng nước sông Hồng như hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
27

Anh Minh, Võ, Vũ Quang Vinh, and Nguyễn Gia Tiến. "NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VẠT DA CÂN NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH CỔ NÔNG ĐIỀU TRỊ SẸO CO KÉO VÙNG CẰM CỔ VÀ LOÉT MẠN TÍNH VÙNG ĐỈNH CHẨM." Tạp chí Y học Việt Nam 505, no. 1 (September 11, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v505i1.1008.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân mjamhs xuyên động mạch cổ nông điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ và loét mạn tính vùng đỉnh chẩm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành phẫu thuật trên 25 bệnh nhân tuổi trung bình 36 tuổi (24 BN có sẹo co kéo vùng cằm cổ và 01 BN có loét mạn tính vùng chẩm), được phẫu thuật sử dụng vạt da cân nhánh xuyên đông mạch cổ nông che phủ tổn khuyết tại trung tâm Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ và tái tạo, Viện Bỏng Quốc Gia từ tháng10 năm 2014 đến tháng 06 năm 2020. Kết quả: 25 vạt da nhánh xuyên động mạch cổ nông đã được sử dụng. Kích thước vạt da có chiều dài trung bình là 23,36 cm và chiều rộng trung bình là 10,56cm, kích thước vạt da lớn nhất lấy được là 30 x 12cm. Góc xoay vạt da trung bình là 84,2 độ. Có 24 vạt chiếm 96% sống tốt sau phẫu thuật và liền thì đầu, có 1 vạt da hoại tử một phần. Ghi nhận có sự cải thiện về góc ngữa đầu sau phẫu thuật: trước phẫu thuật: 93 độ, sau mổ 1-3 tháng 114,4 độ và sau mổ 6 đến 24 tháng là 129 độ. Kết luận: Vạt da cân nhánh xuyên động mạch cổ nông ứng dụng trong điều trị cho sẹo co kéo vùng cằm cổ và loét mạn tính vùng đỉnh chẩm cho kết quả tốt.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
28

Hồng Ninh, Lê, and Võ Hồng Khôi. "ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH SIÊU ÂM DOPPLER XUYÊN SỌ (TCD) CỦA BỆNH NHÂN CHẢY MÁU NÃO DO VỠ DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO (AVM)." Tạp chí Y học Việt Nam 505, no. 2 (September 13, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v505i2.1099.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh siêu âm Doppler xuyên sọ từ đó xác định giá trị giá trị của siêu âm Doppler xuyên sọ ở bệnh nhân chảy máu não do vỡ dị dạng thông động tĩnh mạch não. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là dị dạng thông động-tĩnh mạch não có biến chứng chảy máu có làm siêu âm Doppler xuyên sọ được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2019 đến 07/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân AVM vỡ là 43±14,7 tuổi, tỷ lệ nam/nữ = 1,27/1. Bệnh nhân vào viện vì buồn nôn, nôn chiếm tỷ lệ 97,2%, tiếp theo là triệu chứng đau đầu chiếm 94,4%, có 50% bệnh nhân vào vì liệt nửa người. Vị trí chảy máu hay gặp là chảy máu thùy. Các ổ dị dạng có kích thước nhỏ và trung bình là hay vỡ nhất chiếm 97,2%. Nguồn cấp máu cho ổ dị dạng vỡ của động mạch não giữa là nhiều nhất chiếm 52,78%. Ổ dị dạng được nuôi bằng 1 đến 3 cuống nuôi (chiếm 91,67%) và có một tĩnh mạch dẫn lưu duy nhất (chiếm 72,2%) là những ổ dễ vỡ. Tỷ lệ phát hiện được dị dạng động mạch não giữa trên siêu âm Doppler xuyên sọ là cao nhất chiếm 89,47%. Siêu âm Doppler xuyên sọ có tỷ lệ phát hiện ổ dị dạng có kích thước trung bình và lớn lần lượt là 93,75% và 100%, trong khi đó với ổ dị dạng có kích thước nhỏ thì tỷ lệ phát hiện có 40,9%. Tốc độ dòng chảy bên nuôi ổ dị dạng của động mạch não giữa có tốc độ tăng hơn bên đối diện có ý nghĩa với p<0,05. Kết luận: Độ tuổi hay gặp nhất của các bệnh nhân AVM vỡ là từ trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 63,9%; tuổi trung bình 43 ± 14,7. Bệnh gặp ở cả hai giới với tỷ lệ nam/nữ là 1,27/1. Chảy máu do vỡ AVM là chảy máu thùy chiếm 85.72%. Ổ dị dạng vỡ thường là ổ có kích thước nhỏ <3cm, có một tĩnh mạch dẫn lưu duy nhất. TCD là phương pháp hữu ích để chẩn đoán các dị dạng thông động tĩnh mạch não nó có độ nhạy cao với các AVM có kích thước trung bình.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
29

Thúy Hường, Lê, Hoàng Thị Thu Hiền, Trương Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Nhung, and Phạm Thị Thắm. "THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THƯỜNG XUYÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG." Tạp chí Y học Việt Nam 503, no. 2 (August 4, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v503i2.809.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: 1/Mô tả thực trạng đánh giá điểm thường xuyên tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từ năm 2016-2019. 2/Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đánh giá điểm thường xuyên. Phương pháp: nghiên cứu mô tả ngang qua khảo sát ý kiến 144 giảng viên giảng dạy các học phần giai đoạn 2016-2019 tại Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Kết quả: 98.6 % giảng viên đã phổ biến công khai tỷ lệ, hình thức đánh giá điểm thường xuyên trong đề cương chi tiết; Hình thức đánh giá điểm thường xuyên: bài kiểm tra viết 15 phút: 94.4%; Kết quả thảo luận nhóm: 56.9%; Trả lời câu hỏi trên lớp: 34.7%; đánh giá kết quả tự học: 23.6%; Số lần kiểm tra thường xuyên: 1 lần: 40.3%; hai lần trở lên: 59.7%. Cách tính điểm thường xuyên giữa các giảng viên: tính điểm trung bình cộng giữa các lần kiểm tra: 88.9%: chỉ lấy điểm cao nhất: 4.2%; lấy điểm bài kiểm tra cuối cùng 4.2%; lấy điểm ngẫu nhiên: 2.8%; Giảng viên phổ biến đáp án, thang điểm, chữa bài sau khi kiểm tra: 86.1%; trả bài cho SV sau khi kiểm tra: 70.8%; 90.3 % giảng viên cho rằng: cần thiết ban hành quy định đánh giá điểm thường xuyên.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
30

Xuân Quang, Đặng, Trần Vân Anh, and Vũ Quang Vinh. "KHẢO SÁT GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH XUYÊN ĐỘNG MẠCH ĐÙI SÂU QUA PHẪU TÍCH XÁC." Tạp chí Y học Việt Nam 500, no. 1 (June 8, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v500i1.285.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Vạt da động mạch xuyên là một trong các chất liệu quan trọng trong phẫu thuật tạo hình, việc bộc lộ các động mạch xuyên vẫn còn là thách thức đối với các phẫu thuật viên. Để hiểu rõ về vạt động mạch xuyên động mạch đùi sâu, vạt rất hữu ích trong phẫu thuật tạo hình che phủ khuyết hổng vùng ụ ngồi, mấu chuyển lớn chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ”Khảo sát giải phẫu động mạch xuyên động mạch đùi sâu qua phẫu tích xác. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang hàng loạt catrên 17 xác được tẩm formol và bảo quản trong phòng lạnh với 31 vạt da vùng đùi sau. Trên xác các động mạch xuyên động mạch đùi sâu được phẫu tích theo một quy trình thống nhất. Các giới hạn đường rạch da để bộc lộ các động mạch xuyên động mạch đùi sâu: Phía trên: đường ngang qua nếp mông dưới, phía dưới: đường ngang qua hố khoeo, phía ngoài: đường nối lồi cầu ngoài xương đùi với mấu chuyển lớn, phía trong: đường nối ngành dưới xương mu và đỉnh lồi cầu trong xương đùi. Bộc lộ động mạch xuyên động mạch đùi sâu. Đo các mốc giải phẫu và kích thước động mạch xuyên bằng thước chuyên dùng (Palmer). Kết quả: Động mạch xuyên I và II xuất hiện hầu hết ở 1/2 trên đường chuẩn đích với cách biệt trong khoảng 3cm về hai phía đường chuẩn đích. Động mạch xuyên I có tần suất xuất hiện về phía ngoàiđường chuẩn đích (cả bên đùi phải lẫn đùi trái) gấp khoảng 7 lần (27 so vơi 4) so với phía trong đường chuẩn đích. Động mạch xuyên IV được phát hiện chỉ có 5 trường hợp ở vùng đùi sau, thấp nhất với tỷ lệ 16,13%. Động mạch xuyên có đường kính 1-2mm chiếm tỷ lệ cao trong đó động mạch xuyên I chiếm tỷ lệ cao nhất 54,83%. Động mạch xuyên có chiều dài 15-30mm chiếm tỷ lệ cao đặc biệt ở động mạch xuyên I và II (64,52% và 70,97%). Khoảng cách trung bình từ động mạch xuyên I đến mấu chuyển lớn 157,39 ± 38,12 mm và đến ụ ngồi 127,93 ± 37,87 mm. Kết luận: Vạt da động mạch xuyên I động mạch đùi sâu phù hợp trong tạo hình che phủ khuyết hổng vùng ụ ngồi, mấu chuyển lớn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
31

Nguyễn Thanh, Bình, and Văn Nguyễn Cao. "NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY VÙNG BỜ BIỂN TỈNH NINH BÌNH." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 7, no. 22 (August 17, 2021). http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2021/536.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu thành phần loài và phân bố động vật đáy cho vùng bờ biển tỉnh Ninh Bình được tiến hành tháng 11 - 12/2020. Kết quả đã xác định 82 loài, thuộc 69 giống, 52 họ, 28 bộ và 6 nhóm đại diện (Crustacea, Bivalvia, Gastropoda, Polychaeta, Chordata và Arthropoda). Trong đó nhóm Giáp xác (Crustacea) có thành phần loài phong phú nhất, có 28 loài (chiếm 34,15%); Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) có 25 loài (chiếm 30,49%); Hai mảnh vỏ có 23 loài (chiếm 28,05%); Polychaeta có 5 loài, Arthropoda có 2 loài và Chordata có 1 loài. Từ kết quả cho thấy, khu vực vùng bờ tỉnh Ninh Bình có thành phần loài tương đối đa dạng, thành phần chủ yếu là Crustacea, Gastropoda, và Bivalvia chiếm khoảng 97,56% tổng số loài đã xác định. Phân bố của các nhóm động vật đáy ở hệ sinh thái ven biển phụ thuộc vào khả năng thích ứng sinh thái rộng hay hẹp của từng loài hay nhóm loài: Vùng bãi bồi cửa sông ven biển có các loài sống thường xuyên ở vùng nước mặn và các loài nước lợ (Portunidae); Thường xuyên ở hệ sinh thái nền đáy (Nassariidae, Naticidae, Arcidae, Ostreidae, Veneridae, Grapsidae, Ocypodidae); Nhóm di nhập tạm thời (Amphibalanus amphitrite). Chỉ số đa dạng sinh học ở khu vực vùng bờ Ninh Bình có chỉ số đa dạng sinh học ở mức độ thấp (H’ = 2,43).
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
32

Thị Thu Hương, Phan, Thẩm Trương Khánh Vân, Nguyễn Thị Thu Hiền, and Nguyễn Thị Thu Yên. "ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU THÁO DẦU SILICON NỘI NHÃN TRÊN MẮT ĐÃ PHẪU THUẬT VIÊM MỦ NỘI NHÃN DO VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU." Tạp chí Y học Việt Nam 502, no. 2 (July 31, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v502i2.672.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau tháo dầu silicon nội nhãn trên mắt đã phẫu thuật viêm mủ nội nhãn do vết thương xuyên nhãn cầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu không đối chứng trên 30 mắt của 30 bệnh nhân đã được tháo dầu silicon sau mổ cắt dịch kính điều trị viêm mủ nội nhãn do vết thương xuyên nhãn cầu có bơm dầu silicon nội nhãn, tại khoa Chấn thương mắt bệnh viện Mắt Trung Ương. Kết quả: Về chức năng: thị lực cải thiện là 73,33%, có sự khác biệt rõ ràng giữa thị lực sau phẫu thuật và thị lực lúc vào viện; nhãn áp sau phẫu thuật: phần lớn ở mức bình thường 90%, có 3,33% nhãn áp cao và 6,67% nhãn áp thấp do biến chứng bong võng mạc. Về mặt giải phẫu: 36,67% các mắt sạch dầu buồng dịch kính và 56,67% là còn bóng dầu nhỏ; võng mạc áp chiếm 90% số mắt. Kết luận: Tháo dầu silicon nội nhãn đem lại hiệu quả cải thiện rõ rệt về mặt chức năng và giải phẫu cho các mắt đã được điều trị viêm mủ nội nhãn do vết thương xuyên nhãn cầu đã được cắt dịch kính mủ kèm ấn độn nội nhãn bằng dầu silicon
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
33

Duy Thông, Võ, and Võ Ngọc Diễm. "KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE LÊN CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT B MẠN." Tạp chí Y học Việt Nam 498, no. 1 (March 10, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v498i1.26.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát tác động của tenofovir disoproxil fumarate (TDF) lên chức năng thận ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 60 bệnh nhân viêm gan B mạn điều trị ngoại trú với TDF tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM từ tháng 05/2017 đến tháng 10/2020. Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 42,10 ± 13,30; Tỷ lệ nam giới 39/60 (65,0%). Mức creatinine trung bình đã tăng đáng kể ở tuần thứ 24 và 48 (p < 0,01). Tương tự, độ lọc cầu thận ước tính (estimated Glomerular Filtration Rate – eGFR) giảm có ý nghĩa ở tuần thứ 24 và 48 (p < 0,05). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy chức năng thận giảm so với ban đầu ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn điều trị TDF, cho thấy chức năng thận cần được theo dõi thường xuyên ở những bệnh nhân đang điều trị với TDF.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
34

Nguyễn, Thị Huyền, Thị Mai Hương Nguyễn, and Tuấn Hưng Phan. "MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA FERRITIN HUYẾT THANH VỚI NỒNG ĐỘ SẮT GAN VÀ T2* TIM TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHI THALASSEMIA." Tạp chí Nhi khoa 14, no. 1 (May 4, 2021). http://dx.doi.org/10.52724/tcnk.v14i1.23.

Full text
Abstract:
Thalassemia là bệnh lý di truyền gây thiếu máu tan máu. Truyền máu thường xuyên thường liên quan đến tình trạng quá tải sắt ở các cơ quan. Để điều trị tình trạng thừa sắt đòi hỏi phải đánh giá chính xác tình trạng ứ sắt của cơ quan. Mục tiêu: đánh giá tình trạng quá tải sắt và mối tương quan giữa ferritin huyết thanh, nồng độ sắt trong gan (LIC- liver iron concentration) và T2* tim dựa trên cộng hưởng từ (MRI) của bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018-2020. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, từ 8/2018- 8/2020, chúng tôi thu thập được 79 bệnh nhân nhi thalassemia truyền máu định kỳ tại bệnh viện Nhi Trung ương. Tiến hành đánh giá đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và chụp MRI đánh giá tình trạng ứ sắt ở gan (LIC) và tim (T2*). Kết quả nghiên cứu: Ferritin huyết thanh trung bình (3298.6 ± 3055,2 ng/ml) và LIC trung bình (12.90 ± 5,6 mg/g) đều ở mức trung bình nặng, T2* tim trung bình là 29 ±11,7 ms. Ferritin huyết thanh có mối tương quan yếu với LIC và T2* tim (tương ứng với r= 0,441 và -0,32), LIC và T2*tim không có mối tương quan. Kết luận: Tình trạng quá tải sắt ở gan ở mức cao, nhưng không tương quan với tình trạng quá tải sắt ở tim. Ferritin có mối tương quan yếu với LIC và T2* tim.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
35

Tap, Nguyen Van, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Ngoc Huy, Tran Phuc Hau, and Le Thi Ngoc. "HIỆU QUẢ CAN THIỆP KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở ĐỒNG BÀO CHĂM TẠI XÃ PHAN THANH, HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN." Tạp chí Y học Cộng đồng 62, no. 4 (June 21, 2021). http://dx.doi.org/10.52163/yhcd.v62i4.112.

Full text
Abstract:
Mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau can thiệp về kiến thức phòng chống tăng huyết áp ở đồng bàoChăm. Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được tiến hành trên hành trên 400 đồngbào Chăm trước và sau can thiệp ở mỗi nhóm từ 18 tuổi trở lên từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018tại xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình (xã can thiệp) và xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong (xã đối chứng).Kết quả cho thấy tỷ lệ đồng bào Chăm có kiến thức đúng về chỉ số tăng huyết áp (tăng từ 56,5% lên68,8%), triệu chứng bệnh (tăng từ 60,3% lên 71,3%), biến chứng bệnh (tăng từ 63,3% lên 75,5%),yếu tố nguy cơ (tăng từ 42,5% lên 57,8%), biện pháp điều trị (tăng từ 44,0% lên 59,0%), biện phápphòng bệnh (tăng từ 49,7% lên 61,0%), kiến thức chung đúng (tăng từ 29,7% lên 47,3%) ở xã canthiệp vào thời điểm sau can thiệp (SCT) đều cao hơn so với trước can thiệp (TCT) (p<0,05). Phântích khác biệt kép (DID), cải thiện kiến thức phòng chống tăng huyết áp của đồng bào Chăm có liênquan với nhóm tuổi. Kiến thức về phòng chống tăng huyết áp của đồng bào Chăm còn hạn chế tạithời điểm TCT nhưng đã được cải thiện đáng kể SCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò, tầm quantrọng và sự cần thiết của việc thường xuyên giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức, thực hành vềphòng chống tăng huyết áp cho đồng bào Chăm.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
36

Huy, Nguyen Ngoc, Nguyen Van Tap, Nguyen Thanh Binh, Tran Phuc Hau, and Le Thi Ngoc. "HIỆU QUẢ CAN THIỆP THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở ĐỒNG BÀO CHĂM TẠI XÃ PHAN THANH, HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN." Tạp chí Y học Cộng đồng 62, no. 4 (June 21, 2021). http://dx.doi.org/10.52163/yhcd.v62i4.111.

Full text
Abstract:
Mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau can thiệp về thực hành phòng chống tăng huyết áp ở đồng bàoChăm. Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được tiến hành trên 400 đồng bàoChăm trước và sau can thiệp ở mỗi nhóm từ 18 tuổi trở lên từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018 tại xãPhan Thanh, huyện Bắc Bình (xã can thiệp) và xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong (xã đối chứng). Kết quảcho thấy, tỷ lệ đồng bào Chăm có thực hành đúng về không hút thuốc lá (tăng từ 72,2% lên 92,0%),không lạm dụng rượu/bia (tăng từ 89,2% lên 93,7%), không ăn mặn (tăng từ 74,2% lên 92,0%), ăn ítmỡ động vật (tăng từ 75,2% lên 91,2%), ăn đủ rau quả (tăng từ 46,7% lên 61,8%), có hoạt động thểlực (tăng từ 47,7% lên 77,3%) và thực hành chung đúng (tăng từ 24,7% lên 58,0%) ở xã can thiệpvào thời điểm SCT đều cao hơn so với TCT (p<0,05). Phân tích khác biệt kép (DID), cải thiện thựchành phòng chống tăng huyết áp của đồng bào Chăm có liên quan với giới tính, nhóm tuổi, nhu cầuđược cung cấp thông tin về tăng huyết áp và trình độ học vấn. Thực hành về phòng chống tăng huyếtáp của đồng bào Chăm còn hạn chế tại thời điểm TCT nhưng đã được cải thiện đáng kể SCT. Kết quảnghiên cứu cho thấy vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thường xuyên giáo dục sức khỏenâng cao kiến thức, thực hành phòng chống tăng huyết áp cho đồng bào Chăm.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
37

Văn Ngọc, Phùng, and Nguyễn Trọng Hưng. "KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN." Tạp chí Y học Việt Nam 505, no. 2 (September 13, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v505i2.1087.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Khảo sát mức độ tuân thủ thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) ở bệnh nhân tai biến mạch máu não (TBMN) có THA đồng thời phân tích một số yếu tố liên quan. Đối tượng & Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện từ 9/2020 – 6/2021 trên202 người bệnh TBMN có THA điều trị tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Dữ liệu được thu thập qua bệnh án và bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn. Đánh giá tuân thủ điều trị thuốc dựa vào thang điểm Morisky-8. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,13±11,54, trong đó nam giới chiếm 55%. Sự hiểu biết của người bệnh về THA ở các mức độ như kém, trung bình vàcao lần lượt là 20,8%, 47,0% và 32,3%. Điểm Morisky-8 trung bình là 4,93±1,97. Tỷ lệ tuân thủ thuốc điều trị THA ở mức độ kém, trung bình và cao lần lượt là 59,9%, 31,7% và 8,4%. Giới tính, tuổi, việc tham gia bảo hiểm y tế, hút thuốc lá thường xuyên, thời gian bị THA và sự hiểu biết của người bệnh về THA là các yếu tố liên quan độc lập với việc tuân thủ thuốc điều trị THA. Kết luận: Sự kém tuân thủ thuốc điều trị THA ở nhóm người bệnh nghiên cứuchiếm tỷ lệ cao (59,9%). Các yếu tố liên quan độc lập với sự tuân thủ điều trị THA được ghi nhận gồm: nhóm tuổi trên 50, nữ giới, tham gia bảo hiểm y tế, không hút thuốc lá, thời gian mắc THA trên 5 năm và sự hiểu biết đầy đủ của người bệnh về THA.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
38

Phúc, Lê Huỳnh, Huỳnh Phan Ngọc Bửu, and Ngô Minh Vinh. "Chế độ ăn ở bệnh nhân bệnh trứng cá và mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Bình Thuận." Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy 16, no. 4 (August 9, 2021). http://dx.doi.org/10.52389/ydls.v16i4.774.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ và mức độ nặng của bệnh nhân bệnh trứng cá. Xác định tỷ lệ các loại thực phẩm thường dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân bệnh trứng cá. Xác định mối liên quan giữa việc sử dụng một số loại thực phẩm với độ nặng bệnh trứng cá. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 384 bệnh nhân bệnh trứng cá đến khám tại Bệnh viện Da liễu tỉnh Bình Thuận từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2020. Kết quả: Bệnh nhân bệnh trứng cá thường xuyên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường thấp (71,9%), thực phẩm có chỉ số đường cao (68%), chất béo (62,8%), sữa (60,9%), thức ăn nhanh (58,9%), chocolate (34,4%) và thức ăn giàu omega 3 (30,5%). Bệnh nhân thường xuyên sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa mắc bệnh trứng cá mức độ nặng cao gấp 1,85 lần, dùng chất béo mắc bệnh trứng cá mức độ nặng cao gấp 2,30 lần, dùng thức ăn nhanh mắc bệnh trứng cá mức độ nặng cao gấp 1,41 lần và dùng chocolate mắc bệnh trứng cá mức độ nặng cao gấp 1,73 lần bệnh nhân không dùng hoặc ít dùng. Kết luận: Sữa, chất béo, thức ăn nhanh và chocolate là những thức ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trứng cá mức độ nặng ở người bệnh nhân.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
39

Lê Thị, Hoài Thu. "HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN LAO ĐỘNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)." VNU Journal of Science: Legal Studies 34, no. 4 (December 24, 2018). http://dx.doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4185.

Full text
Abstract:
Tổ chức đại diện của người lao động là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Quyền của người lao động trong việc thành lập và gia nhập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở cần phải được tôn trọng và bảo vệ. Điều này đã được các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khẳng định trong cam kết về lao động tại Chương 19 của CPTPP. Bài viết chỉ ra thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức đại diện lao động để từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức đại diện lao động khi Việt Nam gia nhập CPTPP
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
40

"Việt Nam trong tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia từ năm 1979 đến năm 1991." Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU Journal of Social Sciences and Humanities) 6, no. 3 (August 6, 2020): 313–23. http://dx.doi.org/10.33100/tckhxhnv6.3.tranvietnghia-phamquangminh.

Full text
Abstract:
Từ năm 1979 đến năm 1991 là thời kỳ Việt Nam phải đối diện với nhiều khó khăn ở trong nước và quốc tế khi tham gia giải quyết vấn đề Campuchia. Ở trong nước, nền kinh tế - xã hội Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng đã tác động không nhỏ đến sự chi viện sức người, sức của cho nhân dân Campuchia. Ở ngoài nước, các thế lực thù địch xuyên tạc, vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia. Họ tìm mọi cách để bao vây, cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Ngay từ khi đưa quân tình nguyện vào Campuchia (1979), Việt Nam xác định đây là một nhiệm vụ quốc tế, “cứu bạn như cứu mình”, cho nên dù có phải hy sinh đến đâu Việt Nam cũng quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn chế độ diệt chủng Khmer đỏ để đem lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương, độc lập và sự hồi sinh cho nhân dân Campuchia. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ bối cảnh ra đời của vấn đề Campuchia, dư luận thế giới về vấn đề Campuchia, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khi đưa quân tình nguyện Việt Nam vào Campuchia, sự hợp tác của Việt Nam với quốc tế (chủ yếu là các nước ASEAN và Trung Quốc) để giải quyết vấn đề Campuchia, và Việt Nam tham gia đàm phán hòa bình cho Campuchia tại Hội nghị Pa ri. Ngày nhận 19/12/2019; ngày chỉnh sửa 30/4/2020; ngày chấp nhận đăng 30/6/2020
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
41

Nguyễn Thị, Mai Hương. "Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp tapp tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2." Journal of Clinical Medicine- Hue Central Hospital, July 1, 2020. http://dx.doi.org/10.38103/jcmhch.2020.63.3.

Full text
Abstract:
Mục đích: Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp TAPP. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu 27 bệnh nhân mắc thoát vị bẹn được điều trị bằng phương pháp nội soi xuyên thành bụng đặt tấm lưới ngoài phúc mạc (TAPP), nghiên cứu tiến cứu có can thiệp lâm sàng không đối chứng. Kết quả: 92,6% bệnh nhân không xảy ra biến chứng toàn thân sau phẫu thuật, 100% trường hợp không nhiễm trùng vết mổ, tỷ lệ bệnh nhân hài lòng chiếm 88,9%, rất hài lòng chiếm 11,2%. Kết luận: Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp TAPP là phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít đau sau mổ, sẹo mổ rất nhỏ, thời gian hậu phẫu ngắn, nhẹ nhàng, người bệnh nhanh chóng trở lại với công việc và cuộc sống bình thường. Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc, giáo dục sức khỏe sau phẫu thuật cũng đóng vai trò rất quan trọng để đạt được kết quả mong muốn. Từ khóa: Phương pháp TAPP, chăm sóc hậu phẫu thoát vị bẹn
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
42

Thu Hà, Nguyễn, and Nguyễn Đức Sơn. "STRESS, LO ÂU Ở LÁI XE KHÁCH ĐƯỜNG DÀI VÀ TAI NẠN GIAO THÔNG." Tạp chí Y học Việt Nam 505, no. 1 (September 11, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v505i1.1067.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu thực trạng stress, lo âu ở lái xe khách đường dài và mối liên quan với tai nạn giao thông. 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh với tuổi đời trung bình là 40,9±5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình là 12,4±5,6 năm đã tham gia nghiên cứu. Các lái xe được phân tích đặc điểm công việc; đánh giá mức điểm stress bằng thang SAS, kiểm soát stress tại nơi làm việc bằng thang AIS, đánh giá lo âu bằng test Zung và hồi cứu số liệu tai nạn giao thông trong 3 năm liên tục tại doanh nghiệp.Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công việc của lái xe khách đường dài gây căng thẳng thần kinh tâm lý, thời gian lao động kéo dài, chế độ thay ca không ổn định, thường xuyên phải lái đêm, làm việc trong tư thế bất lợi (phải ngồi lâu trong thời gian dài)… Tỷ lệ lái xe khách đường dài có biểu hiện stress là 58,5%; biểu hiện lo âu là 40,0%. Đa số các lái xe khách kiểm soát được stress công việc (97,5%). Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có biểu hiện stress cao gấp 4,2 lần so với nhóm không có biểu hiện stress (95%CI=1,5-11,7). Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có biểu hiện lo âu cao gấp 3,0 lần so với nhóm không có biểu hiện lo âu (95%CI=1,3-6,5). Các tác giả khuyến nghị cần áp dụng giải pháp phòng tránh stress, lo âu cho lái xe để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
43

Nguyễn, Thanh Xuân, and Đức Anh Lê. "Early outcome of laparoscopic Transabdominal Pre-Peritoneal technique in adult patients with inguinal hernia repair at the Hue Central Hospital - Base 2." Vietnam Journal of Endolaparoscopic Surgery 10, no. 2 (June 22, 2020). http://dx.doi.org/10.51199/vjsel.2020.2.6.

Full text
Abstract:
Tóm tắt Đặt vấn đề: Thoát vị bẹn là bệnh lý phổ biến trong ngoại khoa, đặc biệt lĩnh vực ngoại tiêu hóa. Từ khi phẫu thuật nội soi ra đời và ứng dụng tấm nhân tạo trong điều trị thoát vị bẹn, đã có những thay đổi trên thế giới về điều trị cho người bệnh thoát vị bẹn. Phương pháp phẫu thuật nội soi đặt tấm nhân tạo đường xuyên phúc mạc TAPP (Trans-Abdominal Pre-Peritoneal) có nhiều ưu điểm như đường cong huấn luyện ngắn, phát hiện thoát vị bẹn đối bên và điều trị cả trường hợp có biến chứng, nên được nhiều phẫu thuật viên trẻ lựa chọn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, lâm sàng mô tả, theo dõi dọc 19 người bệnh với 21 trường hợp thoát vị bẹn được phẫu thuật TAPP tại Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2 từ tháng 12/2018 đến 3/2019. Kết quả: Tuổi trung bình 66,8 ± 14,35. Thoát vị bẹn nghẹt 4,8%. Thoát vị bẹn cầm tù 9,5%. Thời gian phẫu thuật trung bình một bên 65,3 ± 19,6 phút, hai bên 102,5 ± 12,5 phút. Thời gian hậu phẫu trung bình 4,1 ± 1,6 ngày. Phát hiện 2 trường hợp thoát vị bẹn đối bên. Sau 3 tháng không có trường hợp nào tái phát. Kết luận: Phẫu thuật TAPP là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả có thể ứng dụng rộng rãi. Abstract Introduction: Inguinal hernia repair is one of the most common operation performed in general surgery, especially in digestive field. Since the introduction of laparoscopic repair and application of synthetic mesh to treatment, the trends have changed in the last decade in treatment for inguinal hernia. The laparascopic trans-abdominal pre-peritoneal (TAPP) has a short learning cure. TAPP has many advantages, such as wide dissection, contralateral side checkup, treatment strangulated hernia and incarcerated hernia, a short learning cure has been the first choice for surgeons. Materials and Methods: Study subjects included 19 patients with 21 inguinal hernia cases treated by laparoscopic trans-abdominal pre-peritoneal (TAPP) technique at the Hue Central Hospital - Base 2 from 12/2018 though 3/2019. Descriptive and prospective follow-up study. Results: The mean age was 66,8 ± 14,35 years old. Strangulated hernia and incarcerated hernia respectively accounted for 4,8% and 9.5% of cases. The mean durations of unilateral inguinal hernia repair and bilateral inguinal repair were 65,3 ± 19,6 mins and 102,5 ± 12,5 mins, respectively. Mean duration of postoperative stay was 4,1 ± 1,6 days. 2 case (3.2%) with contralateral inguinal hernia were detected. At 3-months evaluation, there was no recurrence. Conclusion: TAPP is a safe and effective surgical technique; should be encouraged and widely applied in different levels hospitals. Keyword: inguinal hernia, TAPP, laparoscopic surgery, mesh.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
44

Hùng, Hoàng Gia, Trần Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thị Diệu Hiền, and Nguyễn Tiến Dũng. "QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI DÂN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHĂN NUÔI BÒ THỊT ÁP DỤNG VIETGAP TẠI HUYỆN PHÙ CÁT TỈNH BÌNH ĐỊNH." Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development 130, no. 3B (May 19, 2021). http://dx.doi.org/10.26459/hueunijard.v130i3b.6021.

Full text
Abstract:
Để thúc đẩy người dân áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt, chúng ta cần hiểu được quan điểm của họ về VietGAP. Tuy nhiên, hiện có rất ít nghiên cứu đánh giá quan điểm của người dân về VietGAP. Nghiên cứu này nhằm đánh giá quan điểm của người dân về VietGAP và xác định yếu tố tác động đến chăn nuôi bò thịt áp dụng VietGAP tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thông tin về việc áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt được thu thập và phân tích. Nghiên cứu khảo sát 305 hộ chăn nuôi bò thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người dân (51,1–99,7 %) đều biết về các yêu cầu của VietGAP và có quan điểm tích cực về các thay đổi theo yêu cầu của VietGAP. Hoạt động chăn nuôi bò thịt áp dụng VietGAP đang thực hiện khá tốt. Nghiên cứu phát hiện ra rằng nam giới trẻ tuổi (β = -0,323, p = 0,020) và có trình độ giáo dục cao (β = 0,479, p = 0,010) sẽ có khuynh hướng áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt. Hộ có thu nhập cao (β = 0,112, p = 0,017), thường xuyên tiếp xúc với cán bộ khuyến nông (β = 1,167, p = 0,016) và sở hữu công nghệ thông tin và truyền thông (β = 2,871, p = 0,006) sẽ có xu hướng áp dụng VietGAP trong chăn nuôi bò thịt.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
45

Thu Hà, Nguyễn, and Nguyễn Đức Sơn. "ÀNH VI CỦA LÁI XE KHÁCH ĐƯỜNG DÀI VÀ TAI NẠN GIAO THÔNG." Tạp chí Y học Việt Nam 505, no. 2 (September 13, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v505i2.1080.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu một số yếu tố hành vi của lái xe khách đường dài và mối liên quan với tai nạn giao thông. 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh với tuổi đời trung bình là 40,9±5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình là 12,4±5,6 năm đã tham gia nghiên cứu. Các lái xe được phân tích đặc điểm công việc; điều tra, đánh giá hành vi theo thang DBQ (Driver Behaviour Questionnair có chỉnh sửa) và hồi cứu số liệu tai nạn giao thông trong 3 năm liên tục tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công việc của lái xe khách đường dài gây căng thẳng thần kinh tâm lý, thời gian lao động kéo dài, chế độ thay ca không ổn định, thường xuyên phải lái đêm, làm việc trong tư thế bất lợi (phải ngồi lâu trong thời gian dài)… Các hành vi của lái xe: 52,5% mệt mỏi; 30,0% kiểm soát nguy cơ không tốt; 42,5% kém thư giãn; 44,5% kém kiên nhẫn; 35,0% lo lắng khi lái xe. Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có biểu hiện trạng thái mệt mỏi cao gấp 2,1 lần so với nhóm không có biểu hiện trạng thái mệt mỏi (95%CI=1,0-4,4); có điểm kiểm soát nguy cơ không tốt cao gấp 3,4 lần so với nhóm có điểm kiểm soát nguy cơ tốt (95%CI=1,6-7,2); điểm kiên nhẫn khi lái xe không tốt cao gấp 4,7 lần so với nhóm có điểm kiên nhẫn khi lái xe tốt (95%CI=2,0-11,3) với p <0.05; p<0,01 and p<0,001. Các tác giả khuyến nghị cần áp dụng giải pháp kiểm soát hành vi lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
46

Lý, Chí Thành, Văn Mãi Đỗ, and Đức Thái Hoàng. "SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2." Tạp chí Y học Cộng đồng 62, no. 1 (November 5, 2020). http://dx.doi.org/10.52163/yhcd.v62i1.13.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Đánh giá sự tuân thủ của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Trung tâm Y tế huyện Mỹ Xuyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích trên 385 hồ sơ bệnh án bệnh nhân đái tháo đường tại Trung tâm Y tế huyện Mỹ Xuyên, từ tháng 11/2019 đến tháng 03/2020. Kết quả: Tỷ lệ BN mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở nữ chiếm 64,4%, nam chiếm 35,6%, có độ tuổi trung bình 60,0±10,0, số tuổi lớn nhất là 92 và số tuổi nhỏ nhất là 40. Chủ yếu có thời gian điều trị đái tháo đường týp 2 từ 4–7 năm với tỉ lệ 24,9%, bệnh nhân điều trị từ 1–3 năm và >11 năm đều chiếm 23,6%. Bệnh nhân điều trị 8-11 năm là 18,4%. Nhóm bệnh nhân có khoảng thời gian điều trị <1 năm, >6 tháng có tỉ lệ thấp nhất chiếm khoảng 9,4%. Có 71,2% bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị, còn lại 28,8% bệnh nhân được khảo sát tuân thủ kém. Nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ điều trị: 67,6% hay quên việc uống thuốc, 43,2% là quá bận rộn với công việc hay gia đình, 25,2% sợ tác dụng phụ của thuốc như đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi... Những nguyên nhân khác dẫn đến việc kém tuân thủ là do tiền thuốc quá tốn kém (17,1%), số lượng thuốc quá nhiều (36,0%), phải uống thuốc nhiều lần trong ngày (15,3%). Bệnh nhân tỏ ra không thích uống thuốc điều trị đã được khám và kê đơn (22,5%). Có 22,5% bệnh nhân thừa nhận họ kém tuân thủ là do các nguyên nhân khác. Kết luận: Có 71,2% bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị, còn lại 28,8% bệnh nhân được khảo sát tuân thủ kém. Nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ điều trị chủ yếu là hay quên việc uống thuốc (67,6%), 43,2% là quá bận rộn với công việc hay gia đình, 25,2% sợ tác dụng phụ của thuốc như đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi...
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
47

Uy, Đình Văn, Nguyễn Ngọc Sáng, and Phạm Thị Tỉnh. "Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và kết quả điều trị của trẻ tự kỷ từ 3 đến 6 tuổi tại Bệnh viện Nhi Thái Bình." Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, February 15, 2019. http://dx.doi.org/10.25073/jprp.v3i1.118.

Full text
Abstract:
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của trẻ tự kỷ từ 3 đến 6 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình và nhận xét kết quả điều trị ở những bệnh nhân trên theo thang điểm Gilliam.Đối tượng: Gồm 35 trẻ được chẩn đoán bệnh tự kỷ theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM V, điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình từ ngày 01/04/2017 đến 31/03/2018.Phương pháp: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh đủ tiêu chuẩn.Kết quả: 3- < 4 tuổi có 24 trẻ, 4-<5 tuổi có 8 trẻ, 5-6 tuổi có 3 trẻ. Tuổi trung bình của 35 trẻ là 43,7 ± 9,3 tháng; có 27 trẻ nam và 8 trẻ nữ, nam/nữ là 3,4/1; có 23 trẻ sống ở nông thôn và 12 trẻ sống ở thành thị; có 24 trẻ tự chơi một mình và có 11 trẻ xem ti vi, điện thoại, máy tính, quảng cáo trên 4 giờ; có 22 trẻ đi học mẫu giáo trên 6 tháng trước khi can thiệp điều trị và có 13 trẻ tự kỷ ở nhà. Có 11 trẻ được gia đình chăm sóc và can thiệp tích cực tại nhà, 12 trẻ được gia đình chăm sóc và can thiệp thường xuyên tại nhà và có 12 trẻ được gia đình chăm sóc và can thiệp thỉnh thoảng tại nhà. Có 30 trẻ chậm nói và không nói được từ nào; có 32 trẻ có ngôn ngữ kì dị vô nghĩa; có 30 trẻ không biết lồng ghép giao tiếp không lời; có 33 trẻ gọi không quay đầu lại; có tất cả có 35 trẻ tự kỷ không biết trò chơi có tính chất tưởng tượng,không biết kết bạn và chơi với bạn; có 30 trẻ có hành vi vận động rập khuôn lặp lại, có 32 trẻ có lối suy nghĩ chào hỏi nhắc lại câu hỏi của người khác; có 31 trẻ gắn bó chặt chẽ quá mức và 11 trẻ thờ ơ không quan tâm; tất cả trẻ tự kỷ đều có rối loạn cảm giác, giác quan ở mức độ khác nhau; có 5 trẻ ở mức độ nhẹ, 21 trẻ ở mức độ trung bình và 9 trẻ ở mức độ nặng. Có cải thiện rõ rệt sau điều trị; về hành vi định hình, về kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội, mức độ nặng nhẹ của bệnh; tuổi trẻ càng nhỏ thì can thiệp có kết quả tốt hơn; trẻ có đi mẫu giáo thì kết quả điều trị tốt hơn; trẻ được gia đình can thiệp tích cực tại nhà thì cải thiện tốt hơn.Kết luận: Trẻ tự kỷ đến can thiệp chủ yếu là trẻ 3-4 tuổi, dưới 5 tuổi can thiệp tốt hơn, gia đình tích cực can thiệp có cải thiện tốt hơn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
48

Thị Thùy Dung, Phạm, Nguyễn Thị Hồng Anh, and Nguyễn Hồng Trang. "KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ TRONG PHÒNG CHỐNG VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VÀ THÀNH TÂY NĂM 2017." Tạp chí Y học Việt Nam 499, no. 1-2 (June 2, 2021). http://dx.doi.org/10.51298/vmj.v499i1-2.233.

Full text
Abstract:
Đặt vấn đề: Đánh giá kiến thức, thái độ về việc chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS của sinh viên ngành Điều dưỡng - những người sẽ thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc trực tiếp với các bệnh nhân - là rất quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu thực hiện trên đối tượng này. Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ về phòng chống và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 tại trường đại học Y Hà Nội và đại học Thành Tây năm 2017; Xác định một số yếu tố liên quan giữa kiến thức với thái độ về phòng chống và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Kiến thức, phòng chống và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của sinh viên điều dưỡng năm thứ 3 và thứ 4 tại hai trường chưa cao (63%), trong đó tỷ lệ đạt ở sinh viên ĐH Y Hà Nội là 80,1%, và sinh viên trường ĐH Thành Tây là 41,2%. Điểm trung bình chung về kiến thức HIV/AIDS đạt của sinh viên của 2 trường là 20±3,2, trong đó trường ĐH Y Hà Nội (21,6±2,5) cao hơn điểm trung bình của sinh viên ĐH Thành Tây (18,4±3,8). Về thái độ: có tới 15,5% sinh viên có xa lánh, đổ lỗi cho người có HIV; 9,1% sinh viên đồng ý/rất đồng ý rằng “người nghiện chích ma túy đáng bị mắc HIV"; và sinh viên có thái độ “đồng cảm” với “trẻ em/người nhiễm HIV do truyền máu hơn là người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy” chiếm 34,3%. Kết luận: Các trường đào tạo điều dưỡng cần trang bị thêm cho các em sinh viên kiến thức về dự phòng và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, kiểm soát nhiễm khuẩn trong HIV/AIDS, từ đó giảm thái độ kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
49

Tap, Nguyen Van, Nguyen Thanh Binh, Nguyen Ngoc Huy, Tran Phuc Hau, and Le Thi Ngoc. "RESULTS OF THE EDUCATION AND COMMUNICATION ABOUT HYPERTENSION PREVENTION AMONG CHAM PEOPLE IN PHAN THANH COMMUNE, BAC BINH DISTRICT, BINH THUAN PROVINCE." Tạp chí Y học Cộng đồng 62, no. 4 (June 21, 2021). http://dx.doi.org/10.52163/jcm.v62i4.112.

Full text
Abstract:
Mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau can thiệp về kiến thức phòng chống tăng huyết áp ở đồng bàoChăm. Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được tiến hành trên hành trên 400 đồngbào Chăm trước và sau can thiệp ở mỗi nhóm từ 18 tuổi trở lên từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018tại xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình (xã can thiệp) và xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong (xã đối chứng).Kết quả cho thấy tỷ lệ đồng bào Chăm có kiến thức đúng về chỉ số tăng huyết áp (tăng từ 56,5% lên68,8%), triệu chứng bệnh (tăng từ 60,3% lên 71,3%), biến chứng bệnh (tăng từ 63,3% lên 75,5%),yếu tố nguy cơ (tăng từ 42,5% lên 57,8%), biện pháp điều trị (tăng từ 44,0% lên 59,0%), biện phápphòng bệnh (tăng từ 49,7% lên 61,0%), kiến thức chung đúng (tăng từ 29,7% lên 47,3%) ở xã canthiệp vào thời điểm sau can thiệp (SCT) đều cao hơn so với trước can thiệp (TCT) (p<0,05). Phântích khác biệt kép (DID), cải thiện kiến thức phòng chống tăng huyết áp của đồng bào Chăm có liênquan với nhóm tuổi. Kiến thức về phòng chống tăng huyết áp của đồng bào Chăm còn hạn chế tạithời điểm TCT nhưng đã được cải thiện đáng kể SCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò, tầm quantrọng và sự cần thiết của việc thường xuyên giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức, thực hành vềphòng chống tăng huyết áp cho đồng bào Chăm.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
50

Hải, Trần Văn. "HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)." Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 130, no. 6C (May 25, 2021). http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6c.6245.

Full text
Abstract:
Trong các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam tham gia có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, CPTPP được xem là một trong những hiệp định có nhiều cam kết với những yêu cầu cao về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt liên quan đến các đối tương thuộc quyền sở hữu công nghiệp. Điều này đặt ra những thử thách pháp lý rất lớn đối với một số quốc gia chưa có một hệ thống pháp lý bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ hoàn thiện, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, với mong muốn góp phần vào hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, trong phạm vi bài viết, tác giả xin đưa ra nghiên cứu về các yêu cầu trong Hiệp định CPTPP về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự, trên cơ sở đó, sẽ phân tích, đánh giá sự tương thích trong quy định của bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành với các quy định trong hiệp định này. Từ đó, gợi mở một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nhằm đảm bảo tính tương thích, phù hợp với các yêu cầu trong Hiệp định CPTPP.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography