Academic literature on the topic 'Hội di sản văn hóa Việt Nam'

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the lists of relevant articles, books, theses, conference reports, and other scholarly sources on the topic 'Hội di sản văn hóa Việt Nam.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Journal articles on the topic "Hội di sản văn hóa Việt Nam"

1

Vũ Ngọc, Giang. "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH KHÁNH HÒA." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 7, no. 20 (May 7, 2021): 219–26. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2021/512.

Full text
Abstract:
Di sản văn hóa là một thành tố quan trọng và nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Vai trò của di sản văn hóa được thể hiện trên nhiều mặt của đời sống kinh tế,văn hóa và xã hội ; trong đó cần phải nhấn mạnh rằng di sản văn hóa trở thành một nguồn lực to lớn cho việc phát triển du lịch quốc gia. Là địa phương có du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời cũng là nơi có hệ thống di sản văn hóa phong phú mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và khoa học nên Khánh Hòa có nhiều điều kiện để phát huy giá trị di sản sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Bài viết của tác giả trên cơ sở phân tích vai trò của di sản văn hóa với du lịch, thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở địa phương trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Thảo, Phan Thị Phương. "Tài nguyên văn hóa di sản – Cơ sở dữ liệu cho ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam." Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD 14, no. 3V (May 25, 2020): 163–72. http://dx.doi.org/10.31814/stce.nuce2020-14(3v)-15.

Full text
Abstract:
Bài báo phân tích các nội dung liên quan tới mô hình khai thác tài nguyên văn hóa di sản kỹ thuật số tại Việt Nam. Di sản là kết tinh văn hóa, lịch sử, truyền thống còn tồn tại và được lưu giữ tới ngày nay. Vì vậy Di sản là một dạng tài nguyên có hàm lượng văn hóa cao, thích hợp cho các hoạt động kinh tế xã hội. Phát triển ngành Công nghiệp văn hóa gắn với sử dụng Tài nguyên văn hóa di sản, đặc biệt là sử dụng thương hiệu Di sản thế giới sẽ tạo ra sản phẩm văn hóa chất lượng, có thương hiệu, bên cạnh đó chính sản phẩm văn hóa còn giúp lưu giữ quảng bá các giá trị di sản. Tuy nhiên nhiệm vụ đưa Di sản thành tài nguyên văn hóa để khai thác, nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế vừa không ảnh hưởng tới công tác bảo tồn bảo trì di sản là một nhiệm vụ phức tạp với nhiều vấn đề liên quan. Bài báo sẽ phân tích tổng quan về hệ thống tài nguyên di sản tại Việt Nam, tiềm năng và phương pháp khai thác cho ngành Công nghiệp văn hóa và gợi mở giải pháp thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu Tài nguyên văn hóa di sản phục vụ cho ngành Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam. Từ khóa: tài nguyên văn hóa; di sản; công nghiệp văn hóa; mô hình không gian.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Hưng, Lê Xuân, La Thế Phúc, Phạm Thị Phương Thảo, Vũ Tiến Đức, and Nguyễn Trung Minh. "TƯ LIỆU VÀ NHẬN THỨC BƯỚC ĐẦU VỀ CUỘC THÁM SÁT DI TÍCH HANG NÚI LỬA C6-1 Ở KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG." Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 8, no. 4 (December 30, 2018): 57. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.8.4.507(2018).

Full text
Abstract:
Hệ thống hang động núi lửa ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông không chỉ có giá trị về mặt địa chất mà còn hàm chứa những giá trị độc đáo về mặt sinh thái và văn hóa. Ở Việt Nam, từ giai đoạn sơ kỳ Đá cũ đến sơ kỳ Đá mới, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và nghiên cứu trên 200 hang động núi đá vôi có người tiền sử cư trú. Tuy nhiên, việc tìm thấy dấu vết của người tiền sử cư trú trong hang động núi lửa ở Krông Nô lại là lần đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á. Bài viết này sẽ giới thiệu tư liệu về những dấu vết cư trú và các hoạt động chế tác công cụ đá của người tiền sử, niên đại tương đối khoảng 6,000BP – 4,000BP (Before Present – BP) thông qua việc điều tra 10 hang động và khai quật hang động núi lửa C6-1 ở Krông Nô năm 2017. Kết quả này sẽ góp phần tích cực cho việc nghiên cứu diễn trình lịch sử văn hóa các cộng đồng cư dân tiền sử ở Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung; Góp phần tư liệu xây dựng hồ sơ “Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô”; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khảo cổ cũng như phát triển kinh tế xã hội ở Đắk Nông.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Đức, Lê Thị Quý. "DI SẢN VĂN HÓA – LỢI THẾ CỦA HUẾ TRONG VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH MỀM CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY." Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 129, no. 6E (November 2, 2020): 83–89. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6e.6074.

Full text
Abstract:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở rộng, tăng cường quan hệ đối ngoại trên cơ sở hòabình, tôn trọng lẫn nhau đã trở thành một xu thế tất yếu. Với sự thay đổi đó thì bên cạnh sức mạnh cứngtruyền thống, sức mạnh mềm hiện đang được nhiều nước trên thế giới chú trọng triển khai trong chínhsách ngoại giao nhằm thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh quốc gia. Là một thực thể đang tích cực hội nhậpquốc tế, Việt Nam không thể tách rời khỏi quỹ đạo chung đó. Trong dòng chảy ấy, Huế với những di sảnvăn hóa được UNESCO công nhận trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc phát huy sức mạnhmềm của Việt Nam hiện nay. Bài báo góp phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến sức mạnh mềmvà phân tích lợi thế của Huế đối với việc phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Dung, Lâm Thị Mỹ. "ĐỒNG NAI THỜI SƠ SỬ: NƠI GẶP GỠ CỦA NHIỀU LUỒNG VĂN HÓA." Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 10, no. 1 (March 20, 2020): 52. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.10.1.638(2020).

Full text
Abstract:
Nói đến khảo cổ học sơ sử ở miền Nam Việt Nam có lẽ không quá khi nhận định rằng vùng đất Đông Nam Bộ là địa bàn khởi đầu và xuất phát cho sự hội tụ và lan tỏa các luồng văn hóa. Các dấu vết hoạt động của người cổ nơi đây trải dài suốt từ thời đại Đồ đá - Kim khí - Lịch sử và phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau. Yếu tố “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa” của vùng đất Đông Nam Bộ từ lâu đã được nhiều người nghiên cứu để lý giải cho mật độ tập trung và tính chất đa dạng của các di tích khảo cổ học ở đây. Nghiên cứu này đặt vùng đất Đông Nam Bộ - Đồng Nai trong nền cảnh khu vực thời sơ sử (thế kỷ V TCN đến thế kỷ I-II SCN) nhằm tập trung vào một số vấn đề: Bối cảnh thời sơ sử Việt Nam và Đông Nam Á lục địa; Các cộng đồng cư dân thời Sơ sử trên đất Đồng Nai; và Giá trị của di sản khảo cổ thời Sơ sử và phát triển bền vững ở Đồng Nai.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Thu, Ngô Bích. "Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng." TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KHOA HỌC XÃ HỘI 16, no. 1 (April 26, 2021): 77–86. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.soci.vi.16.1.1735.2021.

Full text
Abstract:
Với một bề dày lịch sử giao thoa văn hóa khoảng 2000 năm, hội tụ trọn vẹn trong văn hóa Champa, và quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1956, Việt Nam và Ấn Độ trong thế kỷ XXI có nhiều triển vọng trong hợp tác, giao lưu về văn hóa. Khi mỗi nước phát huy tối đa những “sức mạnh mềm”, những “sản phẩm tinh túy” của tư duy thì quá trình giao lưu văn hóa sẽ trở nên thực sự hiệu quả. Trong bối cảnh chính sách “hướng Đông” (Look East) của Ấn Độ phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn mới thành “hành động phía Đông” (Act East) thì Việt Nam càng đóng vai trò quan trọng trong ưu tiên chiến lược của Ấn Độ tại Đông Nam Á. Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, bài viết trình bày cơ sở của sự hợp tác văn hoá Việt Nam và Ấn Độ, những thành tựu và hoạt động hợp tác, nhờ đó tạo ra sự hiểu biết, gắn bó giữa hai dân tộc, góp phần mở ra những hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, để Việt Nam và Ấn Độ thực là những đối tác chiến lược toàn diện trong một kỷ nguyên mới.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Quang, Nguyễn Văn. "ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG XÃ HỘI MỚI." Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 126, no. 6B (September 13, 2017): 105. http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v126i6b.4486.

Full text
Abstract:
<p>Nhân cách Hồ Chí Minh là những phẩm chất và năng lực của một anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà hoạt động chính trị, lãnh tụ của Đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam. Nhân cách Hồ Chí Minh với những đặc trưng tiêu biểu về phẩm chất và năng lực, về đạo đức và trí tuệ, có giá trị to lớn, định hướng quá trình xây dựng chế độ xã hội mới ở Việt Nam.</p>
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Minh, Nguyễn Vũ. "Khái niệm cảnh quan ở Việt Nam: Trường hợp cảnh quan lưu vực sông Hương ở Huế." Hue University Journal of Science: Techniques and Technology 128, no. 2A (August 30, 2019): 55–68. http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jtt.v128i2a.5251.

Full text
Abstract:
Bài báo này miêu tả khái niệm cảnh quan ở Viêt Nam qua một ví dụ : cảnh quan sông Hương ở thành phố Huế, bài báo giải thích cách mà điều kiện địa lý trở thành một nền tảng của văn hóa Việt Nam thông qua phong cảnh và giới thiệu các địa danh được nghiên cứu (Hoàng thành, các địa danh tôn giáo, làng và nhà vườn, nghệ thuật trang trí, nghệ thuật hòn non bộ, các công trình của thành phố thuộc địa) để minh họa khái niệm phong cảnh ở Việt Nam. Cuối cùng, bài báo nêu rõ làm thế nào mà văn hóa cảnh quan đã được khẳng định trên toàn thế giới bởi sự xếp loại các địa danh thuộc di sản thế giới của UNESCO.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Trần, Bình. "Xà na, tư liệu quý về văn hóa một số tộc người ở Lào và người Xinh Mun Nghẹt ở Việt Nam." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 4, no. 8 (April 7, 2021): 11–14. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2018/253.

Full text
Abstract:
Xinh Mun và Phoọng là một trong số các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me, cư trú ở Việt Nam và Lào. Họ cư trú tập trung ở khu vực biên giới phía bắc Việt - Lào. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, họ là cư dân cổ nhất ở vùng Bắc Đông Dương. Gần đây, nhiều dữ liệu cho phép nêu giả thuyết, Xinh Mun (Puộc) là cư dân nguyên xưa ở Lào, mãi sau này mới di cư sang các xã biên giới Tây Bắc. Các dữ liệu về xà na trong khuôn viên chùa Hòa Bình (Vạt Sẳn ti phạp) ở Phonxavan; Ngã ba Xana Pu Khun (mường Ka Si, Xiêng Khoảng); Xà na trong lễ hội thi trống của người Poọng (Phoọng) ở Mường Khăm; Xà nà trong tang ma của người Xinh Mun ở Yên Châu (Sơn La)... Cho phép bước đầu khẳng định, văn hóa Xing Mun, nhất là nhóm Puộc Nghẹt, mang nhiều yếu tố văn hóa ở bắc Lào, nhất là văn hóa Phật Giáo...
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Trịnh, Sinh, and Toản Nguyễn Sỹ. "TRỐNG ĐÔNG SƠN - BẰNG CHỨNG CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG SƠN VỚI CÁC NỀN VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 3, no. 5 (December 8, 2020): 53–60. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2017/131.

Full text
Abstract:
Trống đồng nói chung và trống Đông Sơn nói riêng là di sản văn hóa độc đáo thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Vấn đề nguồn gốc, sự phân bố và phân loại trống đồng được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý và đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu của mình. Căn cứ vào đặc điểm và hình dáng của trống đồng F. Heger đã phân chia thành bốn loại chính. Trong đó trống loại I (Heger I) có niên đại sớm nhất và được các nhà nghiên cứu đồng nhất với trống Đông Sơn. Những chiếc trống đồng Đông Sơn đã có mặt ở nhiều vùng đất xa xôi mà theo các nhà khảo cổ học của những nước Đông Nam Á thì những nơi này vào thời đó không đúc trống đồng mà trống đồng đem tới từ miền Bắc Việt Nam. Vì thế, việc có mặt trống Đông Sơn đây đó ở Đông Nam Á chắc chắn là do sự giao lưu của vùng đất này với cư dân Đông Sơn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
More sources

Books on the topic "Hội di sản văn hóa Việt Nam"

1

Nam, Hội di sản văn hóa Việt. Kỷ yếu Đại hội đại biểu Hội di sản văn hóa Việt Nam lần thứ II nhiệm kỳ 2009-2014. Hà Nội: Hội di sản văn hóa Việt Nam, 2010.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

compiler, Việt Trinh, ed. Di tích lịch sử và di sản văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động, 2011.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Hội sử học Thừa Thiên Hué̂. Phụ nữ Việt Nam trong di sản văn hóa dân tộc. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quó̂c gia, 2011.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Lưu, Minh Trị. Đến với truyền thống và di sản văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin, 2010.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Hoàng, Lương. Luật tục với việc bảo tò̂n và phát huy di sản văn hóa truyè̂n thó̂ng một só̂ dân tộc ở Tây Bá̆c Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuá̂t bản Văn hóa dân tộc, 2004.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn & khai thác các giá trị di sản văn hóa khu thắng cảnh Suối Mỡ Xã Nghĩa Phương-Huyện Lục Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tấn, 2011.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Huy, Nguyễn Văn, and Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, eds. Di sản văn hóa, bảo tàng, và như̋ng cuộc đó̂i thoại. Hà Nội: Nhà xuá̂t bản Thé̂ giới, 2007.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Huy, Nguyễn Văn, and Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, eds. Di sản văn hóa, bảo tàng, và như̋ng cuộc đó̂i thoại. Hà Nội: Nhà xuá̂t bản Thé̂ giới, 2007.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Viện văn hóa thông tin (Vietnam), ed. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Hà Nội: Viện văn hóa-thông tin, 2007.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Hội sử học Thừa Thiên Huế., ed. Việt Nam, 100 năm phong trào Đông Du và hợp tác Việt-Nhật để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Huế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.

Find full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography