To see the other types of publications on this topic, follow the link: Hội di sản văn hóa Việt Nam.

Journal articles on the topic 'Hội di sản văn hóa Việt Nam'

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the top 31 journal articles for your research on the topic 'Hội di sản văn hóa Việt Nam.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Browse journal articles on a wide variety of disciplines and organise your bibliography correctly.

1

Vũ Ngọc, Giang. "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH KHÁNH HÒA." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 7, no. 20 (May 7, 2021): 219–26. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2021/512.

Full text
Abstract:
Di sản văn hóa là một thành tố quan trọng và nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Vai trò của di sản văn hóa được thể hiện trên nhiều mặt của đời sống kinh tế,văn hóa và xã hội ; trong đó cần phải nhấn mạnh rằng di sản văn hóa trở thành một nguồn lực to lớn cho việc phát triển du lịch quốc gia. Là địa phương có du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đồng thời cũng là nơi có hệ thống di sản văn hóa phong phú mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và khoa học nên Khánh Hòa có nhiều điều kiện để phát huy giá trị di sản sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Bài viết của tác giả trên cơ sở phân tích vai trò của di sản văn hóa với du lịch, thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở địa phương trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Thảo, Phan Thị Phương. "Tài nguyên văn hóa di sản – Cơ sở dữ liệu cho ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam." Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD 14, no. 3V (May 25, 2020): 163–72. http://dx.doi.org/10.31814/stce.nuce2020-14(3v)-15.

Full text
Abstract:
Bài báo phân tích các nội dung liên quan tới mô hình khai thác tài nguyên văn hóa di sản kỹ thuật số tại Việt Nam. Di sản là kết tinh văn hóa, lịch sử, truyền thống còn tồn tại và được lưu giữ tới ngày nay. Vì vậy Di sản là một dạng tài nguyên có hàm lượng văn hóa cao, thích hợp cho các hoạt động kinh tế xã hội. Phát triển ngành Công nghiệp văn hóa gắn với sử dụng Tài nguyên văn hóa di sản, đặc biệt là sử dụng thương hiệu Di sản thế giới sẽ tạo ra sản phẩm văn hóa chất lượng, có thương hiệu, bên cạnh đó chính sản phẩm văn hóa còn giúp lưu giữ quảng bá các giá trị di sản. Tuy nhiên nhiệm vụ đưa Di sản thành tài nguyên văn hóa để khai thác, nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế vừa không ảnh hưởng tới công tác bảo tồn bảo trì di sản là một nhiệm vụ phức tạp với nhiều vấn đề liên quan. Bài báo sẽ phân tích tổng quan về hệ thống tài nguyên di sản tại Việt Nam, tiềm năng và phương pháp khai thác cho ngành Công nghiệp văn hóa và gợi mở giải pháp thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu Tài nguyên văn hóa di sản phục vụ cho ngành Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam. Từ khóa: tài nguyên văn hóa; di sản; công nghiệp văn hóa; mô hình không gian.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

Hưng, Lê Xuân, La Thế Phúc, Phạm Thị Phương Thảo, Vũ Tiến Đức, and Nguyễn Trung Minh. "TƯ LIỆU VÀ NHẬN THỨC BƯỚC ĐẦU VỀ CUỘC THÁM SÁT DI TÍCH HANG NÚI LỬA C6-1 Ở KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG." Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 8, no. 4 (December 30, 2018): 57. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.8.4.507(2018).

Full text
Abstract:
Hệ thống hang động núi lửa ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông không chỉ có giá trị về mặt địa chất mà còn hàm chứa những giá trị độc đáo về mặt sinh thái và văn hóa. Ở Việt Nam, từ giai đoạn sơ kỳ Đá cũ đến sơ kỳ Đá mới, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và nghiên cứu trên 200 hang động núi đá vôi có người tiền sử cư trú. Tuy nhiên, việc tìm thấy dấu vết của người tiền sử cư trú trong hang động núi lửa ở Krông Nô lại là lần đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á. Bài viết này sẽ giới thiệu tư liệu về những dấu vết cư trú và các hoạt động chế tác công cụ đá của người tiền sử, niên đại tương đối khoảng 6,000BP – 4,000BP (Before Present – BP) thông qua việc điều tra 10 hang động và khai quật hang động núi lửa C6-1 ở Krông Nô năm 2017. Kết quả này sẽ góp phần tích cực cho việc nghiên cứu diễn trình lịch sử văn hóa các cộng đồng cư dân tiền sử ở Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung; Góp phần tư liệu xây dựng hồ sơ “Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô”; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khảo cổ cũng như phát triển kinh tế xã hội ở Đắk Nông.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

Đức, Lê Thị Quý. "DI SẢN VĂN HÓA – LỢI THẾ CỦA HUẾ TRONG VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH MỀM CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY." Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 129, no. 6E (November 2, 2020): 83–89. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6e.6074.

Full text
Abstract:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở rộng, tăng cường quan hệ đối ngoại trên cơ sở hòabình, tôn trọng lẫn nhau đã trở thành một xu thế tất yếu. Với sự thay đổi đó thì bên cạnh sức mạnh cứngtruyền thống, sức mạnh mềm hiện đang được nhiều nước trên thế giới chú trọng triển khai trong chínhsách ngoại giao nhằm thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh quốc gia. Là một thực thể đang tích cực hội nhậpquốc tế, Việt Nam không thể tách rời khỏi quỹ đạo chung đó. Trong dòng chảy ấy, Huế với những di sảnvăn hóa được UNESCO công nhận trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc phát huy sức mạnhmềm của Việt Nam hiện nay. Bài báo góp phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến sức mạnh mềmvà phân tích lợi thế của Huế đối với việc phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Dung, Lâm Thị Mỹ. "ĐỒNG NAI THỜI SƠ SỬ: NƠI GẶP GỠ CỦA NHIỀU LUỒNG VĂN HÓA." Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 10, no. 1 (March 20, 2020): 52. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.10.1.638(2020).

Full text
Abstract:
Nói đến khảo cổ học sơ sử ở miền Nam Việt Nam có lẽ không quá khi nhận định rằng vùng đất Đông Nam Bộ là địa bàn khởi đầu và xuất phát cho sự hội tụ và lan tỏa các luồng văn hóa. Các dấu vết hoạt động của người cổ nơi đây trải dài suốt từ thời đại Đồ đá - Kim khí - Lịch sử và phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau. Yếu tố “Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa” của vùng đất Đông Nam Bộ từ lâu đã được nhiều người nghiên cứu để lý giải cho mật độ tập trung và tính chất đa dạng của các di tích khảo cổ học ở đây. Nghiên cứu này đặt vùng đất Đông Nam Bộ - Đồng Nai trong nền cảnh khu vực thời sơ sử (thế kỷ V TCN đến thế kỷ I-II SCN) nhằm tập trung vào một số vấn đề: Bối cảnh thời sơ sử Việt Nam và Đông Nam Á lục địa; Các cộng đồng cư dân thời Sơ sử trên đất Đồng Nai; và Giá trị của di sản khảo cổ thời Sơ sử và phát triển bền vững ở Đồng Nai.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Thu, Ngô Bích. "Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng." TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KHOA HỌC XÃ HỘI 16, no. 1 (April 26, 2021): 77–86. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.soci.vi.16.1.1735.2021.

Full text
Abstract:
Với một bề dày lịch sử giao thoa văn hóa khoảng 2000 năm, hội tụ trọn vẹn trong văn hóa Champa, và quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1956, Việt Nam và Ấn Độ trong thế kỷ XXI có nhiều triển vọng trong hợp tác, giao lưu về văn hóa. Khi mỗi nước phát huy tối đa những “sức mạnh mềm”, những “sản phẩm tinh túy” của tư duy thì quá trình giao lưu văn hóa sẽ trở nên thực sự hiệu quả. Trong bối cảnh chính sách “hướng Đông” (Look East) của Ấn Độ phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn mới thành “hành động phía Đông” (Act East) thì Việt Nam càng đóng vai trò quan trọng trong ưu tiên chiến lược của Ấn Độ tại Đông Nam Á. Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, bài viết trình bày cơ sở của sự hợp tác văn hoá Việt Nam và Ấn Độ, những thành tựu và hoạt động hợp tác, nhờ đó tạo ra sự hiểu biết, gắn bó giữa hai dân tộc, góp phần mở ra những hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, để Việt Nam và Ấn Độ thực là những đối tác chiến lược toàn diện trong một kỷ nguyên mới.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Quang, Nguyễn Văn. "ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG XÃ HỘI MỚI." Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 126, no. 6B (September 13, 2017): 105. http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v126i6b.4486.

Full text
Abstract:
<p>Nhân cách Hồ Chí Minh là những phẩm chất và năng lực của một anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà hoạt động chính trị, lãnh tụ của Đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam. Nhân cách Hồ Chí Minh với những đặc trưng tiêu biểu về phẩm chất và năng lực, về đạo đức và trí tuệ, có giá trị to lớn, định hướng quá trình xây dựng chế độ xã hội mới ở Việt Nam.</p>
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Minh, Nguyễn Vũ. "Khái niệm cảnh quan ở Việt Nam: Trường hợp cảnh quan lưu vực sông Hương ở Huế." Hue University Journal of Science: Techniques and Technology 128, no. 2A (August 30, 2019): 55–68. http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jtt.v128i2a.5251.

Full text
Abstract:
Bài báo này miêu tả khái niệm cảnh quan ở Viêt Nam qua một ví dụ : cảnh quan sông Hương ở thành phố Huế, bài báo giải thích cách mà điều kiện địa lý trở thành một nền tảng của văn hóa Việt Nam thông qua phong cảnh và giới thiệu các địa danh được nghiên cứu (Hoàng thành, các địa danh tôn giáo, làng và nhà vườn, nghệ thuật trang trí, nghệ thuật hòn non bộ, các công trình của thành phố thuộc địa) để minh họa khái niệm phong cảnh ở Việt Nam. Cuối cùng, bài báo nêu rõ làm thế nào mà văn hóa cảnh quan đã được khẳng định trên toàn thế giới bởi sự xếp loại các địa danh thuộc di sản thế giới của UNESCO.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Trần, Bình. "Xà na, tư liệu quý về văn hóa một số tộc người ở Lào và người Xinh Mun Nghẹt ở Việt Nam." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 4, no. 8 (April 7, 2021): 11–14. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2018/253.

Full text
Abstract:
Xinh Mun và Phoọng là một trong số các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me, cư trú ở Việt Nam và Lào. Họ cư trú tập trung ở khu vực biên giới phía bắc Việt - Lào. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, họ là cư dân cổ nhất ở vùng Bắc Đông Dương. Gần đây, nhiều dữ liệu cho phép nêu giả thuyết, Xinh Mun (Puộc) là cư dân nguyên xưa ở Lào, mãi sau này mới di cư sang các xã biên giới Tây Bắc. Các dữ liệu về xà na trong khuôn viên chùa Hòa Bình (Vạt Sẳn ti phạp) ở Phonxavan; Ngã ba Xana Pu Khun (mường Ka Si, Xiêng Khoảng); Xà na trong lễ hội thi trống của người Poọng (Phoọng) ở Mường Khăm; Xà nà trong tang ma của người Xinh Mun ở Yên Châu (Sơn La)... Cho phép bước đầu khẳng định, văn hóa Xing Mun, nhất là nhóm Puộc Nghẹt, mang nhiều yếu tố văn hóa ở bắc Lào, nhất là văn hóa Phật Giáo...
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Trịnh, Sinh, and Toản Nguyễn Sỹ. "TRỐNG ĐÔNG SƠN - BẰNG CHỨNG CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG SƠN VỚI CÁC NỀN VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 3, no. 5 (December 8, 2020): 53–60. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2017/131.

Full text
Abstract:
Trống đồng nói chung và trống Đông Sơn nói riêng là di sản văn hóa độc đáo thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Vấn đề nguồn gốc, sự phân bố và phân loại trống đồng được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý và đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu của mình. Căn cứ vào đặc điểm và hình dáng của trống đồng F. Heger đã phân chia thành bốn loại chính. Trong đó trống loại I (Heger I) có niên đại sớm nhất và được các nhà nghiên cứu đồng nhất với trống Đông Sơn. Những chiếc trống đồng Đông Sơn đã có mặt ở nhiều vùng đất xa xôi mà theo các nhà khảo cổ học của những nước Đông Nam Á thì những nơi này vào thời đó không đúc trống đồng mà trống đồng đem tới từ miền Bắc Việt Nam. Vì thế, việc có mặt trống Đông Sơn đây đó ở Đông Nam Á chắc chắn là do sự giao lưu của vùng đất này với cư dân Đông Sơn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
11

Dung, Lâm Thị Mỹ. "PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA SA HUỲNH (1909 - 2019)." Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 9, no. 3 (September 29, 2019): 75. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.9.3.557(2019).

Full text
Abstract:
Năm 1909, một thông báo ngắn do Vinet (1909) công bố về “Phát hiện một kho chum gốm có khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu trong một cồn cát vùng ven biển Sa Huỳnh”. Đây là công bố đầu tiên, mở đầu cho hàng loạt nghiên cứu và khai quật khảo cổ học vào những năm sau đó trên địa bàn huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Đến năm 1923, Labarre tới Sa Huỳnh khai quật, kết quả này đã được Parmentier (1923) công bố trong tác phẩm “Kho mộ chum Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, xứ An Nam” trong Tập san của Trường Viễn đông Bác cổ (tập 24), xuất bản tại Hà Nội, hiện vật trong đợt khai quật được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho đến tận ngày nay. Sau đợt khai quật này, nhiều nghiên cứu khác được công bố, đáng chú ý là thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh đã được Colani (1936) đề xuất. Sau năm 1975, bên cạnh một số di tích Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước đã phát hiện và nghiên cứu nhiều di tích tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh và kiểu/giống Sa Huỳnh ở nhiều địa phương khác nhau thuộc miền Trung, Tây Nguyên, và Nam Bộ Việt Nam. Bài viết giới thiệu những thành tựu nổi bật của các nhà khảo cổ về văn hóa Sa Huỳnh từ khi phát hiện đến nay. Những nhận thức mới về đặc trưng, tính chất, niên đại, nguồn gốc, chủ nhân và mối quan hệ văn hóa cũng được luận bình thêm trong nghiên cứu; Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản cũng được đề cập.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
12

Anh, Phạm Tuấn, and Tran Vu Anh. "Motif nghệ thuật trong tác phẩm hóa thân của Franz Kafka." Can Tho University Journal of Science 57, no. 1 (March 30, 2021): 196–201. http://dx.doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.025.

Full text
Abstract:
Franz Kafka là nhà văn gốc Do Thái, sáng tác chủ yếu bằng tiếng Đức. Đến nay, nhiều tác phẩm của Kafka được tuyển dịch và giới thiệu ở Việt Nam: Hóa thân, Lâu đài, Vụ án, Nước Mỹ, Thư gửi bố… Tác phẩm của Kafka phục dựng một thế giới rạn nứt, vỡ vụn, đầy hoài nghi và bất tín nhận thức. Hóa thân là tác phẩm tiêu biểu trong di sản sáng tác của Kafka. Trong Hóa thân, Kafka khéo léo đan cài, ráp nối nhiều motif nghệ thuật để truyền tải giá trị tác phẩm, kích thích tư duy tìm tòi, khám phá của độc giả. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung kiến giải motif hóa thân - motif đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải các vấn đề bất khả giải trong đời sống hiện đại. Từ đó, chúng tôi phân tích sự thành công và đóng góp của Kafka trong nền văn học thế giới.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
13

Hùng, Bùi Văn. "QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH TỪ ĐÈO NGANG ĐẾN MIỀN TÂY NAM BỘ (THẾ KỶ XI - XVII)." Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 10, no. 1 (March 20, 2020): 70. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.10.1.641(2020).

Full text
Abstract:
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVII, các triều đại phong kiến Việt Nam không ngừng xây dựng và củng cố nền độc lập dân tộc. Trong quá trình ấy, việc hoạch định cương giới lãnh thổ là vấn đề đặc biệt quan trọng mang tính thường xuyên và liên tục, nhất là ở vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Việc xác lập đơn vị hành chính từ Đèo Ngang đến cực Nam của đất nước không chỉ là sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của quốc gia và dân tộc. Bài báo đề cập các nội dung về xác lập chủ quyền, tổ chức sản xuất, và ổn định an ninh - văn hóa - xã hội của các vương triều: Thời nhà Lý và nhà Trần là xác lập đơn vị hành chính ở vùng đất phía Bắc đèo Hải Vân; Vương triều Hồ và Lê Sơ là xác lập đơn vị hành chính ở vùng đất phía Bắc đèo Cù Mông; và Các chúa Nguyễn khẳng định chủ quyền lãnh thổ từ đèo Cù Mông đến Hà Tiên. Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin và những dữ liệu lịch sử, đồng thời là nguồn tri thức tốt cho giảng viên và sinh viên các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Đà Lạt, cũng như những ai quan tâm đến mảng đề tài này.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
14

Trịnh, Sinh. "Tiềm năng du lịch Lâm Bình-Tuyên Quang: di tích tiền, sơ sử và tôn giáo." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 5, no. 14 (April 7, 2021): 5–11. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2019/271.

Full text
Abstract:
Tuyên Quang là mảnh đất có người cư trú từ thời văn hóa thời đại đồ đá mới Hòa Bình với hang Phia Vài (Lâm Bình), có trống đồng Chiêm Hóa và một số di chỉ thuộc văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Đây còn là nơi có các di tích tôn giáo nổi tiếng như chùa Phúc Lâm (Lâm Bình) và nhiều chùa khác. Tác giả đã đánh giá các giá trị của di tích này trong bối cảnh chung của lịch sử Việt Nam. Việc khai thác du lịch tại Lâm Bình-Tuyên Quang đã được làm khá tốt. Tuy nhiên, chúng ta mới nghiêng về khai thác thế mạnh là các thắng cảnh tự nhiên hay các lễ hội của đồng bào các dân tộc. Trong khi đó, mảng du lịch di tích còn bị coi nhẹ. Tác giả phân tích thực trạng mảng du lịch này và có một số kiến nghị về giải pháp phát triển các tua du lịch “về nguồn” để khách tham quan biết về lịch sử mảnh đất và con người nơi đây.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
15

Ngọc, Chu Nguyễn Mộng, Hoàng Trọng, and Bùi Thị Thu Mỹ. "Đo lường sự thích nghi văn hóa xã hội của trí thức trẻ nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh." KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 13, no. 3 (June 7, 2020): 123–37. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.13.3.500.2018.

Full text
Abstract:
Di cư lao động là xu hướng tất yếu trên toàn cầu ngày nay. Với Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), lao động nhập cư là động lực quan trọng giải quyết vấn đề nhân lực, góp phần tăng cường, phát triển kinh tế thành phố. Nghiên cứu này đã phát triển mô hình đo lường khái niệm thích nghi văn hóa xã hội vào bối cảnh Việt Nam (VN), nhằm cung cấp một sự hiểu biết thấu đáo hơn về cách thức thích nghi của người nhập cư trí thức trẻ với đời sống tại TP.HCM. Phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương bé nhất từng phần (PLS-Sem) được dùng trong quá trình phân tích dữ liệu đã phát hiện năm thành phần phản ánh quá trình thích nghi văn hóa xã hội của người nhập cư trí thức trẻ và khẳng định quan hệ nhân quả giữa sự thích nghi với sự hài lòng về cuộc sống của người nhập cư. Các tác giả cũng gợi ý biện pháp để gia tăng khả năng thích nghi của người nhập cư trí thức trẻ tại TP.HCM.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
16

Khánh, Hoàng Thị Kim, and Bùi Thị Thanh Vân. "SOME SOLUTIONS TO IMPROVE TRAINING QUALITY OF TOURISM HUMAN RESOURCES IN TRAINING AND EDUCATIONAL INSTITUTIONS IN THAI NGUYEN PROVINCE." Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên 199, no. 06 (June 14, 2019): 111–18. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.2019.06.1594.

Full text
Abstract:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã ảnh hưởng rất lớn đến các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, trong đó có lĩnh vực Du lịch. CMCN 4.0 sẽ góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch. Đồng thời, cũng đặt ra yêu cầu đối với các địa phương trong chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong bối cảnh đó, tỉnh Thái Nguyên cũng đã chủ động có những thay đổi trong lĩnh vực du lịch và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của CMCN 4.0.Dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thái Nguyên, nhóm tác giả đánh giá những ưu điểm cũng như những hạn chế cần khắc phục, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực du lịch năng động, sang tạo, chuyên nghiệp, có tay nghề cao, tạo cơ sở quyết định cho sự thành công của mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Thái Nguyên nói riêng, và của Việt Nam nói chung.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
17

Chu, Thi Thu Ha. "State of the environment and natural resources in Vietnam." Journal of Vietnamese Environment 6, no. 1 (November 5, 2014): 1–3. http://dx.doi.org/10.13141/jve.vol6.no1.pp1-3.

Full text
Abstract:
Vietnam is considered as one of the countries having rich resources from forest and sea, with a high average annual rainfall. However, in view of IWRA, water volume per capita annually in Vietnam is lower than the standard for nations having water resources at average level. Vietnam was recognized by the World Wildlife Fund (WWF) as having three out of more than 200 biological zones of the world. Flora and fauna in Vietnam are very rich and abundant, but due to indiscriminate exploitation, along with weak management, biodiversity levels are significantly reduced. This is also one of the causes of environmental pollution and degradation in Vietnam, besides the impacts from production activities, population migration from rural areas to urban areas, rapid urbanization, climate change and sea level rise, etc. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia giàu nguồn tài nguyên từ rừng và biển, có lượng mưa trung bình hàng năm cao. Tuy nhiên, lượng nước bình quân đầu người hàng năm ở Việt Nam thấp hơn so với tiêu chuẩn cho quốc gia có nguồn nước ở mức trung bình theo quan điểm của Hiệp hội nước quốc tế (IWRA). Việt Nam được Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) công nhận có 3 trong số hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu. Hệ động thực vật ở Việt Nam rất phong phú, nhưng do vấn nạn khai thác bừa bãi, cùng với sự quản lý yếu kém, mức đa dạng sinh học đã bị giảm đáng kể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường ở Việt Nam, bên cạnh các tác động từ hoạt động sản xuất, di dân, đô thị hóa, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, v.v...
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
18

Linh, Lê Thị Huệ. "Hành vi sử dụng ứng dụng di động để chia sẻ thông tin của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp sản phẩm mẹ và bé." KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 13, no. 2 (June 7, 2020): 137–51. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.13.2.514.2018.

Full text
Abstract:
Ứng dụng di động (mobile apps hay apps) là một phần quan trọng trong bán lẻ đa kênh. Mặc dù việc áp dụng và sử dụng mobile apps cho mục đích marketing và bán hàng đã tăng lên trong những năm gần đây nhưng tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu trong lĩnh vực này. Bài nghiên cứu này nhằm dự báo hành vi sử dụng ứng dụng động trong hoạt động chia sẻ thông tin của khách hàng các chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ và bé tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố tác động tích cực đến hành vi sử dụng apps để chia sẻ thông tin bao gồm: Động cơ tiêu khiển, Nhận thức về thông tin, Nhận thức tính cá nhân hóa và Ảnh hưởng xã hội; Tần suất sử dụng ứng dụng là biến điều tiết quan trọng của mô hình.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
19

Toàn, Nguyễn Đức. "Tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ." Can Tho University, Journal of Science 54(3) (2018): 201. http://dx.doi.org/10.22144/ctu.jvn.2018.057.

Full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
20

Hoa, Tạ Quỳnh. "Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong quá trình phát triển nhà cao tầng tại khu vực nội đô của thành phố Hà Nội – hướng tới đô thị bền vững." Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD) - ĐHXD 14, no. 1V (February 27, 2020): 129–46. http://dx.doi.org/10.31814/stce.nuce2020-14(1v)-13.

Full text
Abstract:
Trong bối cảnh quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ ở Việt Nam những năm gần đây, phát triển nhà cao tầng được xem là giải pháp tốt nhất để giảm sức ép cho các đô thị, giải quyết được những vấn đề về khoảng cách đi lại, sử dụng ít tài nguyên đất mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế. Việc tổ chức không gian cao tầng một cách thích hợp sẽ tạo ra những không gian có tính dẫn hướng hay những khu vực tổ hợp làm thay đổi về hình thái đô thị, tránh sự đơn điệu nhàm chán, tạo lập biểu tượng cho địa phương, điểm đến của du khách và trở thành niềm tự hào của cả cộng đồng. Tuy nhiên, việc phát triển nhà cao tầng trong khu vực nội đô cũng gia tăng mâu thuẫn giữa xây dựng phát triển mới và bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan, di sản đô thị. Đồng thời, việc định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho nhà cao tầng trong mối liên hệ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu vực vẫn còn là những câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có lời giải. Vì vậy, bài báo này sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức kiến trúc cảnh quan đô thị trong quá trình phát triển nhà cao tầng tại khu vực nội đô của Hà Nội, từ đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp liên quan đến tổ chức kiến trúc cảnh quan để góp phần vào việc nâng cao chất lượng sống đô thị, hướng tới một đô thị sinh thái, nhân văn, phát triển bền vững. Từ khóa: không gian kiến trúc cảnh quan; nhà cao tầng; khu vực nội đô; Hà Nội.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
21

"Nguyễn Công Trứ: Nhận thức thời đại, thực hành chính trị." Tập chí Khoa học Xã hội và Nhân văn 5, no. 1 (April 9, 2019): 21–36. http://dx.doi.org/10.33100/tckhxhnv5.1.vuducliem.

Full text
Abstract:
Đây là bài viết về một học giả-quan chức có tầm nhìn đặc biệt về thời cuộc. Một người, vượt trên các đồng nghiệp đương thời trong việc nhận thức những thách thức của thời đại mình và nỗ lực thực thi một phần các ý tưởng chính trị mà ông theo đuổi. Bài viết này tìm kiếm một góc nhìn mới, khác với những tổng kết của hậu thế về Nguyễn Công Trứ, như “nhà Nho tài tử”, “nhà Nho dấn thân”, thay vào đó mô tả ông như một nhà chính trị có khả năng nhận thức những vấn đề xã hội đương đại, và chuyển hóa một phần "dự án chính trị" của mình vào thực tế. Cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ gắn liền với các “điểm nóng” ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Cũng chính vì thế, ông bàn nhiều và có hệ thống về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hơn bất cứ ai khác cùng thời (từ những tư liệu thành văn hiện có). Bài viết này tập trung nhấn mạnh cách thức ông nhận dạng các vấn đề thời cuộc: gia tăng bạo lực xã hội, dân lưu tán do nạn đói, thiên tai, cường hào ở các làng xã, chống giặc cướp… và khôn khéo dựa trên sự ủng hộ của Minh Mệnh để thực thi những ý tưởng này. Bài viết này làm rõ quá trình làm thế nào để trở thành một nhà chính trị ở Việt Nam dưới thời Minh Mệnh, trong đó, di sản của Nguyễn Công Trứ chính là một trong những chìa khóa để hiểu được các vấn đề cốt lõi thách thức giới cầm quyền Việt Nam. Ngày nhận 25/10/2018; ngày chỉnh sửa 14/1/2019; ngày chấp nhận đăng 28/2/2019
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
22

"Nghiên cứu so sánh khách du lịch tại hai khu di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam." Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU Journal of Social Sciences and Humanities) 5, no. 4 (August 28, 2019): 503–19. http://dx.doi.org/10.33100/tckhxhnv5.4.nguyenkynam.

Full text
Abstract:
Di sản, đặc biệt là các khu di sản văn hóa thế giới là một trong những động lực phát triển chính của ngành du lịch toàn cầu. Tại Việt Nam, các khu di sản thế giới đang trở thành những địa điểm tham quan độc đáo, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về khách du lịch tại các điểm đến là khu di sản văn hóa trong bối cảnh so sánh thì còn chưa có nhiều. Đặc biệt, những di tích như Hoàng thành Thăng Long và thành nhà Hồ đang thiếu những nghiên cứu thực nghiệm về du khách. Nghiên cứu này nhằm cung cấp số liệu so sánh về đặc tính du khách và xác định loại hình khách du lịch di sản tại hai khu di sản kể trên. Sự tương đồng và khác biệt của khách du lịch di sản sẽ được làm rõ, nhờ áp dụng mô hình nghiên cứu của McKercher (2002). Ngày nhận 11/3/2019; ngày chỉnh sửa 16/5/2019; ngày chấp nhận đăng 20/8/2019
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
23

"Giá trị lịch sử - văn hóa của các khu tập thể cũ ở Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp khu tập thể Trung Tự." Tập chí Khoa học Xã hội và Nhân văn 5, no. 1 (April 9, 2019): 128–40. http://dx.doi.org/10.33100/tckhxhnv5.1.duongtatthanh.

Full text
Abstract:
“Nhà tập thể” - hay chính xác hơn là “nhà tập thể cũ” - là thuật ngữ được sử dụng phổ biến để phân biệt với các công trình có chức năng tương tự như nhà chung cư kể từ khoảng năm 2000 trở về sau. Những công trình này mang đậm dấu ấn của các kiến trúc sư Xô Viết, mang đặc trưng của một lối sống Hà Nội trong những năm tháng bao cấp. Nhà tập thể ra đời sớm trở thành biểu tượng cho cuộc sống hiện đại lúc bấy giờ với mọi điều kiện thiết yếu được gói gọn trong một khu vực cụ thể. Có thể nói từ những khu tập thể này, một lối sống mới đã được hình thành – lối sống nông thôn đan xen với lối sống đô thị hiện đại và có tác động qua lại lẫn nhau, tồn tại song song. Nhà tập thể biểu hiện cho một trang quan trọng trong lịch sử kiến trúc nhà ở nói riêng và lịch sử về văn hóa, tinh thần nói chung ở Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị, mà Hà Nội là một trường hợp tiêu biểu. Trên cơ sở khảo cứu một số nguồn tư liệu lưu trữ kết hợp với góc nhìn lịch sử - kiến trúc - xã hội, bài viết bước đầu tiếp cận nghiên cứu di sản lịch sử - văn hóa nhà tập thể cũ ở thủ đô giai đoạn trước năm 1990, trong đó khu tập thể cũ Trung Tự sẽ được khảo cứu và phân tích như một nghiên cứu điểm. Ngày nhận 15/01/2019; ngày chỉnh sửa 20/2/2019; ngày chấp nhận đăng 28/2/2019
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
24

Ha, Nguyen Thi Vinh, and Luong Thi Yen. "Saving Cost of Illness Thanks to Changes Of Ceramic Production Fuel in Bat Trang Village." VNU Journal of Science: Economics and Business 34, no. 4 (December 4, 2018). http://dx.doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4186.

Full text
Abstract:
The paper presents economic value of environmental benefit thanks to cleaner production, via the reduction of cost of illness when fuel for production changed from coal to gas in Bat Trang ceramic village, Hanoi in 2008-2018. The results show that the saved cost is 40 billion dongs per year. On individual level, the average gain is 3.5 million dongs/year. This savings is enough for building new ovens in 3 years. In addition, the producers get higher profit due to fuel savings and better product quality and higher production volume. This is a good evidence that cleaner production brings both economic and social gains. Keywords Cleaner production, cost of illness, Bat Trang ceramic village References [1] Nguyễn Văn Hiến, “Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 4 (2012), 39-41.[2] Minh Phú, “Bát Tràng có 1.150 lò nung gốm”, Báo mới.com (ngày 9/4/2018).[3] Nguyễn Văn Hợi, “Báo cáo về thực hiện chính sách pháp luật về đảm bảo môi trường tại làng nghề truyền thống xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm”, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, 2017.[4] Trương Quang Hải, Ngô Trà Mai, Nguyễn Hồng Trang, “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất gốm sứ đến môi trường làng nghề”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.XX. S6 4PT (2004), 34-43.[5] Vũ Hoàng Hoa, Phan Văn Yên, “Đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại các làng nghề mây tre đan tỉnh Hà Tây”, Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Thủy lợi và Môi trường, S. 22 (2008), 33–40.[6] Đề tài KC.08.09, “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2003.[7] Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (2017). “Báo cáo hiện trạng môi trường và sức khỏe xã Bát Tràng”.[8] Barbosa, J. P., Ferreira-Magaslhães, M., Sá-Sousa, A., Azevedo, L. F., & Fonseca, J. A., “Cost of asthma in Portuguese adults: A population-based, cost-of-illness study”, Revista Portuguesa de Pneumologia (English Edition), (xx) (2017), http://doi.org/10.1016/j.rppnen.2017.07.003.[9] Jo, C., “Cost-of-illness studies: concepts, scopes, and methods”, Clinical and Molecular Hepatology, 20 (2014), 327, http://doi.org/10.3350/cmh.2014.20.4.327[10] Schelling, T.C., “The Life You Save May Be Your Own”, in Chase, S.B., ed., Problems in Public Expenditure Analysis (1968), Washington, D.C.: The Brookings Institution.[11] Dagenais, S., Caro, J., & Haldeman, S., “A systematic review of low back pain cost of illness studies in the United States and internationally”, Spine Journal, 8 (2008), 8-20, http://doi.org/10.1016/j.spinee.2007.10.005[12] Hodgson, T. a, & Meiners, M. R., “Cost-of-illness methodology: a guide to current practices and procedures”, The Milbank Memorial Fund Quarterly. Health and Society, 60 (1982), 429-462, http://doi.org/10.2307/3349801[13] Tu, H. A. T., Woerdenbag, H. J., Riewpaiboon, A., Kane, S., Le, D. M., Postma, M. J., & Li, S. C., “Cost of Illness of Chronic Hepatitis B Infection in Vietnam”. Value in Health Regional Issues, 1 (2012), 23-28, http://doi.org/10.1016/j.vhri.2012.03.008[14] Tarricone R., “Cost-of-illness analysis: what room in health economics?”, Health Policy, 77 (2006), pp. 51-63.[15] Angelis, A., Tordrup, D., & Kanavos, P., “Socio-economic burden of rare diseases: A systematic review of cost of illness evidence”, Health Policy, 119(2015), 964-979, http://doi.org/10.1016/j.healthpol.2014.12.016.[16] Malzberg, B., “Mental Illness and the Economic Value of Man”. Mental Hygiene 34 (1950), 582-591.[17] Rice, Dorothy P., “Estimating the cost of illness”, American Journal of Public Health and the Nations Health, 57 (1967), 3, 424-440.[18] World Health Organization, “WHO guide to identifying the economic consequences of disease and injury”, 2009.[19] Larg, A., & Moss, J. R., “Cost-of-illness studies: A guide to critical evaluation”. PharmacoEconomics, 29 (2011), 653-671, http://doi.org/10.2165/11588380-000000000-00000[20] Mishan, E.J., “Evaluation of Life and Limb: A Theoretical Approach”. Journal of Political Economy, 79 (1971), 687-705.[21] Phạm Đình, “Bát Tràng phấn đấu chuyển đổi hoàn toàn lò nung bằng than sang lò gas”, Báo cáo Tổng cục Môi trường, 2011.[22] Phạm Thu Hằng, “Người dân Bát Tràng với việc phát huy giá trị di sản văn hóa làng nghề”, Tạp chí Di sản văn hóa phi vật thể, 56 (2016), 73-76.[23] Accordini, S., Corsico, A. G., Braggion, M., Gerbase, M. W., Gislason, D., Gulsvik, A., De Marco, R., “The Cost of Persistent Asthma in Europe: An International Population-Based Study in Adults”, International Archives of Allergy and Immunology, 160 (2013), 93-101, http://doi.org/10.1159/000338998.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
25

VĂN ĐỨC, HỒ. "QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT HƯỚNG THIỆN, NHÂN BẢN CỦA TÔN GIÁO VÀ VIỆC PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY." Journal of Science and Technology - IUH 48, no. 6 (September 3, 2021). http://dx.doi.org/10.46242/jst-iuh.v48i6.1123.

Full text
Abstract:
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những giá trị văn hoá, đạo đức phù hợp với chế độ xã hội. Vì vậy, trong công cuộc xây dựng xã hội mới, việc phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo có ý nghĩa thiết thực đối với việc đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, bảo tồn các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đạo đức truyền thống, ngăn ngừa sự suy thoái về đạo đức, lối sống do những tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Thông qua bài viết này, tác giả góp phần giúp bạn đọc nhận thức rõ hơn quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về việc khuyến khích phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
26

Nguyen, Huy Nham. "Challenges of Vietnamese archaeological heritage management: A Case Study of the Vuon Chuoi site, Hoai Duc, Hanoi | Những thách thức trong quản lý di sản khảo cổ học ở Việt Nam: nghiên cứu từ trường hợp di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, Hoài Đức, Hà Nội." SPAFA Journal 4 (March 3, 2020). http://dx.doi.org/10.26721/spafajournal.v4i0.614.

Full text
Abstract:
This paper clarifies and interprets the current problems in Vietnamese heritage management and suggests remedies through the case study at the Vuon Chuoi archaeological site. Through the analysis of the Vietnamese law on cultural heritage as well as examining behaviours of the stakeholders involved in heritage management, three issues that make Vietnamese archaeological heritage management more difficult are defined: (1) the law on cultural heritage is not forceful enough to protect the Vuon Chuoi site under the threat of construction projects; (2) overlapping jurisdictions make the model of cultural heritage in Hanoi inefficient. The authorities responsible for heritage management at all levels have failed to protect the Vuon Chuoi site properly in accordance with the Vietnamese law on cultural heritage and have shown their irresponsibility in the heritage management; and (3) there is a lack of cooperation between stakeholders to balance the need for economic development and the protection of cultural heritage in Vuon Chuoi area. Bài viết này nhằm mục đích xác định và giải thích một phần các thách thức gặp phải trong quản lý di sản và đề xuất các biện pháp khắc phục thông qua trường hợp nghiên cứu di chỉ khảo cổ Vườn Chuối. Qua phân tích Luật di sản văn hóa, mô hình quản lý di sản của Việt Nam và hành vi của các bên liên quan trong quản lý di sản, có ba thách thức khiến việc quản lý di sản khảo cổ Việt Nam trở nên khó khăn hơn được xác định là: (1) luật di sản văn hóa không đủ mạnh để bảo vệ di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối trước sự đe dọa của các dự án xây dựng; (2) sự phân quyền chồng chéo trong quản lý làm cho mô hình di sản văn hóa ở Hà Nội không hiệu quả. Sự thiếu trách nhiệm của các cấp quản lý đã khiến Vườn Chuối nằm ngoài phạm vi bảo vệ của Luật Di sản Văn hóa; và (3) thiếu sự hợp tác giữa các bên liên quan trong việc cân bằng nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ di sản văn hóa đã đẩy Vườn Chuối đến nguy cơ bị xóa sổ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
27

Le, Nguyen Truc, and Pham Thi Hong Diep. "The Role of State on the Process of Market Economic Institution Improvement: Korean Experience and Implication to Vietnam." VNU Journal of Science: Economics and Business 34, no. 4 (December 4, 2018). http://dx.doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4189.

Full text
Abstract:
Among actors participating in market economic institutions, State is an important one that can set out and monitor the implementation of the “rules of the game”. In the different models of market economic institutions, the role of state also manifests itself not only at the scale of the state, but more importantly, at its objectives, tools and ways of participation into economy. Korea is an East Asian country that has achieved phenomenal growth during the second half of the twentieth century. The process of improving the market economy in Korea through different periods of development clearly demonstrates the role of a strong state, while being very flexible in regulating the economy according to market signals. This paper focuses on the role of the state in the market economic institutions of different stages of development in Korea, thus drawing implications for improving the market economic institutions in Vietnam. Keywords Korea, state, market economic institution, Vietnam [1] Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (đồng chủ biên), Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2006.[2] Lê Xuân Bá, “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, CIEM, Trung tâm Thông tin - tư liệu, 2011.[3] Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh, Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 2014, NXB. Tri thức, Hà Nội, 2015.[4] Lương Xuân Quỳ, Vai trò của nhà nước Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.[5] Woo-Cumings, The Developmental State, Ithaca, NY: Cornell University Press, 1999.[6] Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Hàn Quốc, Hàn Quốc Đất nước – Con người, 2009.[7] http://www.tradingeconomics.com/south-korea/gdp-growth-annual[8] http://www.tradingeconomics.com/south-korea/gdp [9] Jo Soon, Sự năng động của nền kinh tế Hàn Quốc, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.[10] Ho Uk, Jeon Houngcheung, Kim Hayam, Kim Okjin, The Political Economy of South Korea: Economic Growth, Democratization, and Financial Crisis, Contemporary Asian Study Series, 2005.[11] Jeong Hamyoung, The Role of Administrative Law in Economic Development and Democracy in Korea - Korea Legislation Research Institute, Introduction to Korean Law, Seoul: Springer, 2013, 85-112.[12] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
28

Thủy Tiên, Hồ, and Hoàng Mạnh Khánh. "Minh bạch thông tin và các yếu tố ảnh hưởng – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam." Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, no. 56 (April 29, 2021). http://dx.doi.org/10.52932/jfm.vi56.132.

Full text
Abstract:
Dựa trên các lý thuyết nền về minh bạch thông tin, bộ chỉ số minh bạch và cung cấp thông tin của Standard & Poor’s, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về quản trị công ty và công bố thông tin, tác giả xây dựng các chỉ số lượng hóa mức độ minh bạch thông tin và phân tích các nhân tố tác động đến sự minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu mẫu nghiên cứu gồm 300 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 (không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm), tác giả sử dụng phương pháp OLS (Ordinary Least Squares) để kiểm định và ước lượng mô hình hồi quy đề xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tài chính (quy mô doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng tài sản, công ty kiểm toán) và nhân tố quản trị (sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc) có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với các chủ thể liên quan về các giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin, góp phần khơi thông tiềm năng đầu tư và phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
29

Trang, Nguyen Thi Huyen, and Tran Thi Hoai. "Mobilizing Social Resources to Promote the Societalization of Education in Vietnam." VNU Journal of Science: Education Research 34, no. 1 (March 14, 2018). http://dx.doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4083.

Full text
Abstract:
Based on the Vietnamese Government’s documents and the practice of societalization of education (SE) in Vietnam over the past years, the paper presents the main causes of the ineffectiveness of SE's policy and compares Vietnam’s SE with the basic characteristics of a general social movement. The paper concludes that there was a need of mobilizing social resources to promote the SE in the current context. Keywords Societalization of education, mobilization of social resources, social movement, primary resource References 1. J.S. Coleman , Social capital in the creation of human capital, American Journal of Sociology (Supplement) 94 (1988) S95–S120.2. B. Edwards, J.D. McCarthy Resource mobilization and social movements, in D.A. Snow, S.A. Soule and H. Kriesi (eds), The Blackwell Companion to Social Movements, Blackwell Oxford (2004).3. B. Edwards, M. Kane Resource mobilization and social and political movements in Hein-Anton Van Der Heijden (Eds) Handbook of Political Citizenship and Social Movements, Edward Elgar Publishing Cheltenham and Northampton (2014).4. D.M. Cress, D.A. Snow, Mobilization at the margins: resources, benefactors, and the viability of homeless social movement organizations, American Sociological Review 61(6) (1996) 1089–109.5. D. McAdam, Political Process and the Development of Black Insurgency, 1890–1970, University of Chicago Press. Chicago (1982).6. Nguyễn Văn Thắng Một số vấn đề quản trị trong huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục và y tế. Tạp chí Kinh tế và Phát triển 218 (2015) 11-19.7. Ban Chấp hành Trung Ương Hội Khuyến học Việt Nam Báo cáo của Ban Chấp hành trung ương lần thứ 7, nhiệm kỳ IV (2011 – 2015) Hà Nội (2016).8. Đặng Ứng Vận, Nguyễn Thị Huyền Trang Thách thức và giải pháp đối với các trường đại học ngoài công lập Tạp chí Khoa học giáo dục 89 (2013) 16-20.9. Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội (2015)10. Xem Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008. Gần đây nhất ngày 16/6/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 69 và sau đó là Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính.11. xem ví dụ Luật GD đại học số 08/2012/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 18/06/201212. xem ví dụ Quyết định 693/QĐ-TTg ngày 06/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ).
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
30

Tran, Cuc Thu. "From Ha Long Bay to Trang An Landscape Complex: Issues on Tourism Management at World Heritage Sites, Vietnam | Quản lý du lịch tại Di sản Thế giới của Việt Nam: Từ Vịnh Hạ Long đến Quần thể Danh thắng Tràng An." SPAFA Journal 3 (June 24, 2019). http://dx.doi.org/10.26721/spafajournal.v3i0.607.

Full text
Abstract:
This paper discusses the issues related to tourism management at two attractive World Heritage sites in Vietnam, namely Ha Long Bay and the Trang An Landscape Complex in the viewpoint of economy and social aspects. In general, both sites are well-managed by local authorities with a strong commitment to preserving its outstanding universal values. However, there are several issues in governance, crowd management and tourism impact that affect local residents which need to be improved by the following recommendations. Firstly, reforming governance model to privatization or transferring operation authority to the private firm and strengthening public-private partnership with strong compliance to the laws and regulations are recommended. The type of investment should be widened to a less detrimental impact on the heritage site, such as technology infrastructure, heritage-based performance, generating creative content in heritage and so on. Secondly, in terms of crowd management, it is necessary for local authorities to implement appropriate assessments, increase ticket prices and develop new tourist attractions in order to disperse overcrowded areas and enhance tourists’ experience rather than massive tourism development. Thirdly, local authorities need to pay more attention to guarantee the social and economic benefits to the vulnerable local community so that their lives are not disrupted by visitors, simultaneously promoting interactive activities between local residents and visitors for cross-culture understanding through community-based tourism and creating sustainable high-paid jobs.Báo cáo so sánh hiện trạng quản lý du lịch tại hai di sản của Việt Nam được công nhận là Di sản Thế giới, Vịnh Hạ Long và Quần thể Danh thắng Tràng An, theo góc độ hiệu quả kinh tế và tác động xã hội. Hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long và Quần thể Danh thắng Tràng An được quản lý chặt chẽ với cam kết của cơ quan quản lý trong việc bảo vệ giá trị toàn cầu nổi bật của di sản. Tuy nhiên, hiện trạng quản lý vẫn còn tồn tại một số vấn đề về cơ chế, xử lý tình trạng quá tải do đám đông và tác động của du lịch đến cộng đồng sống trong di sản. Bài viết cũng đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần cải thiện hiện trạng quản lý du lịch tại các điểm Di sản Thế giới. Thứ nhất, cần đổi mới cơ chế của cơ quan quản lý theo mô hình tư nhân hoá hoặc chuyển giao quyền khai thác kinh doanh du lịch cho công ty tư nhân, đồng thời tăng cường hợp tác công – tư với cam kết tuân thủ theo luật lệ và quy tắc; cần mở rộng lĩnh vực đầu tư theo hướng hạn chế tác động gây hại trực tiếp đến di sản như xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, sản phẩm sáng tạo, tổ chức trình diễn trên bối cảnh của di sản, v.v. Thứ hai, về biện pháp xử lý tình trạng quá tải do đám đông, cơ quan chức năng cần tiến hành nghiên cứu đánh giá thích hợp sức chứa của di sản, tăng mức giá vé và khai thác hoạt động thu hút du lịch mới để phân tán khách du lịch tập trung tại một số điểm nhất định, tăng chất lượng trải nghiệm cho du khách, tránh phát triển du lịch đại trà. Thứ ba, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc đảm bảo lợi ích kinh tế và xã hội cho nhóm cư dân địa phương yếu thế, để tránh tình trạng cuộc sống của người dân bị hoạt động du lịch xâm hại, đồng thời tăng cường hoạt động tương tác giữa người dân địa phương với khách du lịch, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết giao thoa văn hoá thông qua hình thức du lịch cộng đồng và tạo thêm nhiều việc làm thu nhập cao cho người dân địa phương.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
31

Nghi, Tran, Dinh Xuan Thanh, Tran Thi Thanh Nhan, Tran Trong Thinh, Nguyen Thi Phuong Thao, Tran Ngoc Dien, Nguyen Thi Huyen Trang, Pham Nguyen Ha Vu, and Tran Thi Dung. "Method of Interpreting the High Resolution Seismic Profiles: Principle and Application in Coastal Shallow Water Area of Red River Delta." VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences 35, no. 2 (June 29, 2019). http://dx.doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4380.

Full text
Abstract:
Abstract: Establishing a process of interpreting the high-resolution seismic profile according to a sedimentary geological point of view is a very urgent task. The explanation process can be divided into the following steps: (1) Boundary demarcation of sequences based on unconformable surfaces showing signs of erosion of the river bed; (2) Analysis of lithofacies and lithofacies association according to time and to space in relation to global sea level change; (3) Demarcation of systems tract: low stand systems tract (LST), Transgressive systems tract (TST) and Highstand systems tract (HST). On that basis, Tran Nghi (2012) established an integrated general formula between lithofacies and systems tract: (1) Li LST = arLST + amrLST; (2) LiTST = atTST + amtTST + mtTST; (3) LiHST = ahHST + amhTST Where, Li - Lithofacies; ar - Alluvial facies of lowstand systems tract; at - Alluvial facies of transgressive systems tract; ah - Deltaic facies of lowstand systems tract; amr - Deltaic facies of highstand systems tract; amt- Coastal facies of transgressive systems tract; mt - Shallow sea facies of maximum transgressive systems tract; The results have determined the exact location of the ancient river channels and their’s change history in the shallow coastal area of ​​the Red River Delta. Before 1787, the ancient Red River channel had the largest scale flowing to the sea through Ha Lan mouth (T22-1), while the river channel flowing into Ba Lat mouth was only a tributary of the Red River (T12). The seismic section of line T22-1 (Ha Lan mouth) allows the determination of the ancient Red River channel and line T12 (Ba Lat mouth) has identified the tributary channel of the Red River. The boundary between lithofacies complexes in vertical seismic section (bottom up) is determined as follows: arLSTQ13b à atTSTQ21 à amt1TSTQ21-2 à amt2TSTQ21-2 à mtTSTQ22 à amhHSTQ23. Keywords: Lithofacies, lithfacies association, seismic wave field, systems tract, transgressive alluvial lithofacies (atTST). References: [1] Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, Đặc điểm các chu kỳ trầm tích và lịch sử tiến hóa địa chất Đệ tứ đồng bằng Sông Hồng, Tạp chí địa chất số 206-207, (1991) 65-69. http://www.idm.gov.vn/ nguon_luc /Xuat_ban/1991/a2069.htm[2] Trần Nghi, Trầm tích học (tái bản), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012.[3] Trần Nghi, Trần Thị Thanh Nhàn, Trần Ngọc Diễn, Đinh Xuân Thành, Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Xuân Trường, Đỗ Mạnh Tuân, Diễn biến bồi tụ - xói lở bờ biển Thái Bình-Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN (2018). https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4346[4] Trần Nghi, Nguyễn Thị Tuyến, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình Nguyên, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Thị Huyền Trang, Lê Viết Chuẩn, Nguyễn Hoàng Long, Đặc điểm tướng đá – cổ địa lý Pleistocen muộn – Holocen khu vực cửa sông Ba Lạt, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 17, Số 1 (2017) 23-34. DOI: 10.15625/ 1859-3097/17/1/8476[5] Trần Nghi, Nguyễn Thị Tuyến, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình Nguyên, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Thị Huyền Trang. Đường bờ cổ và ranh giới chéo các miền hệ thống trầm tích Pleistocen muộn - Holocen khu vực Bắc bộ và Bắc trung bộ. Tạp chí Địa chất, loạt A, số 358, 9-10 (2016) 1-13.[6] Vũ Cao Minh, Nguyễn Khắc Nghĩa, Nguyễn Huy Thịnh, Biến động cửa Ba Lạt, cửa Hà Lạn trong thời kỳ cận đại và ảnh hưởng của chúng tới diễn biến bồi tụ xói lở khu vực Hải Hậu - Nam Định. Tạp chí KH&CN Thủy lợi Viện KHTLVN (2006) 32 - 41.[7] Doãn Đình Lâm, Tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng, Luận án tiến sĩ địa chất, ĐHQGHN, 2003.[8] Tran Nghi, Mai Trong Nhuan, Chu Van Ngoi, Nguyen Van Dai, Dinh Dinh Xuan Thanh, Nguyen Dinh Nguyen, Nguyen Thanh Lan, Dam Quang Minh and Ngo Quang Toan, GIS and image analysis to study the process of late Holocene sedimentary evolution in Balat River Mouth, Vietnam, Geoinformatics, vol. 14, no. 1 (2003) 43-48. https://www.jstage.jst.go.jp/article/geoinformatics /14/1/14_1_43/_pdf[9] Tran Nghi, Mai Trong Nhuan, Chu Van Ngoi, P. Hoekstra, Utrecht, TJ. Van Weering, J.H. Van Denbergh, Dinh Xuan Thanh, Nguyen Dinh Nguyen, Vu Van Phai, Holocene sedimentary evolution, geodynamic and anthropogenic control of the Balat river mouth formation (Red River-delta, northern Vietnam), Z. geol. Wiss., Berlin 30, 3 (2002.) 157 -172.[10] Vũ Quang Lân, Các mặt cắt địa chất chủ yếu của hệ tầng Hải Hưng vùng đồng bằng Sông Hồng. Tạp chí địa chất, số 251 (1999) 9-13.[11] Nguyễn Quang Miên, Lê Khánh Phồn, Some results of C14 dating in investigation on Quaternary geology and geomorphology in Nam Định - Ninh Bình area, Việt Nam. Tạp chí địa chất B/15 (2000) 106-109.[12] Vũ Nhật Thắng, Phạm Đình Xin, Địa chất và Khoáng sản vùng Thái Bình – Nam Định (giới thiệu kết quả đo vẽ BDĐC và TNKS tỉ lệ 1/50.000 nhóm tờ Thái Bình – Nam Định, 1997.[13] Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Đức Cự, và nnk, Tình trạng và nguyên nhân xói lở, bồi tụ ven bờ châu thổ sông Hồng, Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển. Tập III, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.[14] Trần Đức Thạnh, Đinh Văn Huy, Trần Đình Lân, Đặc điểm phát triển của vùng đất bồi ngập triều ven bờ châu thổ Sông Hồng. Tạp chí các Khoa học về Trái đất, số 18-1 (1996) 50-60.[15] Ngô Quang Toàn, Đặc điểm trầm tích và lịch sử phát triển các thành tạo Đệ tứ ở phần đông bắc đồng bằng Sông Hồng, Luận án TS Khoa học Địa lí – Địa chất; Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.[16] Trần Nghi, Đinh Xuân Thành và nnk, Quá trình tích tụ trầm tích Đệ tứ của đáy Sông Hồng trong mối quan hệ với hoạt động nhân sinh. Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học đánh giá tác động của quá trình xói mòn tại lưu vực Sông Hồng (2000) 124-151.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography