To see the other types of publications on this topic, follow the link: Quốc hội.

Journal articles on the topic 'Quốc hội'

Create a spot-on reference in APA, MLA, Chicago, Harvard, and other styles

Select a source type:

Consult the top 50 journal articles for your research on the topic 'Quốc hội.'

Next to every source in the list of references, there is an 'Add to bibliography' button. Press on it, and we will generate automatically the bibliographic reference to the chosen work in the citation style you need: APA, MLA, Harvard, Chicago, Vancouver, etc.

You can also download the full text of the academic publication as pdf and read online its abstract whenever available in the metadata.

Browse journal articles on a wide variety of disciplines and organise your bibliography correctly.

1

Cao, Thị Hải Bắc. "TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM." VNU Journal of Foreign Studies 39, no. 1 (February 28, 2023): 49–58. http://dx.doi.org/10.63023/2525-2445/jfs.ulis.4891.

Full text
Abstract:
Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích từ các nguồn tài liệu có trước cũng như nguồn tài liệu tự tập hợp, bài viết này đã làm rõ hai vấn đề: (1) tình hình giảng dạy các học phần về xã hội Hàn Quốc tại Việt Nam và (2) tình hình nghiên cứu về xã hội Hàn Quốc tại Việt Nam. Về tình hình giảng dạy, phần lớn các trường đại học đều nhận thức rõ tầm quan trọng và tính cần thiết của học phần liên quan đến xã hội Hàn Quốc và đưa học phần này vào chương trình đào tạo như một môn chuyên ngành. Về tình hình nghiên cứu, nhìn chung mảng đề tài xã hội Hàn Quốc vẫn chưa được khai thác nhiều bằng các chủ đề khác như kinh tế, văn hóa, chính trị - ngoại giao. Hạn chế lớn nhất cần được khắc phục trong thời gian tới là sự thiếu hụt đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu có chuyên ngành hẹp về xã hội học hay xã hội Hàn Quốc.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
2

Phan Khuyên. "Nâng cao hiệu quả hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội và Hội đồng nhân dân." Quản lý Nhà nước, no. 332 (September 19, 2023): 40–44. http://dx.doi.org/10.59394/qlnn.332.2023.614.

Full text
Abstract:
Quốc hội và Hội đồng nhân dân tiến hành hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệmđối với chức danh do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn dựa trên các quy định về thẩm quyền của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đã mang lại kết quả tích cực, góp phần vào việc thực hiện tốt chức nănggiám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những khókhăn, thách thức nhất định. Bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao hiệuquả hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, đặc biệt trong bối cảnh tiếp tục xâydựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
3

PGS.TS. PHẠM MẠNH HÙNG and TS.BSCC. TRẦN VĂN ĐỒNG. "Hội nghị hoa học toàn quốc lần thứ V của Phân hội Nhịp tim Việt Nam." Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, no. 100 (March 1, 2023): 7–8. http://dx.doi.org/10.58354/jvc.100.2022.64.

Full text
Abstract:
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ V CỦA PHÂN HỘI NHỊP TIM VIỆT NAM (VNHRS) Ngày 5-6/8/2022 - Thành phố Huế (Thông báo số 1) Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2022 Kính gửi: - Các Thành viên BCH Phân hội Nhịp Tim, Hội Tim mạch học Việt Nam. - Các Hội viên Phân hội Nhịp Tim Việt Nam, Hội Tim mạch học Việt Nam. - Các hãng thiết bị y tế và dược phẩm trên toàn quốc. Sau một thời gian bị trì hoãn do đại dịch COVID-19, Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ V của Phân hội Nhịp Tim Việt Nam sẽ được tổ chức vào hai ngày 5-6 tháng 8 năm 2022 tại Khách sạn Indochine Palace, thành phố Huế. Chúng tôi xin vui mừng thông báo chính thức tin này tới toàn thể các thành viên Ban Chấp hành cũng như toàn thể các Hội viên Phân hội Nhịp Tim Việt Nam, Hội Tim mạch học Việt Nam và các công ty thiết bị y tế và dược phẩm có liên quan. Chương trình Hội nghị lần này với chủ đề: “Nhịp tim Việt Nam 2022: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng tới thành công” (Vietnam Heart Rhythm 2022: Sharing experience, achieving success) sẽ rất phong phú và cập nhật với nhiều bài báo cáo của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước về lĩnh vực rối loạn nhịp tim như: cập nhật chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tim qua Hội nghị HRS/EHRA 2022, những tiến bộ trong điều trị rối loạn nhịp tim trong nước và quốc tế, cũng như một số kiến thức cơ bản trong cấp cứu rối loạn nhịp tim ban đầu ở các tuyến y tế. Đồng thời Hội nghị lần này cũng sẽ là diễn đàn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm bổ ích giữa các trung tâm điều trị rối loạn nhịp tim của cả nước. Đặc biệt trong thời gian tổ chức Hội nghị, Hội Tim mạch Quốc gia và Phân hội Nhịp Tim Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức các lớp đào tạo liên tục có cấp chứng chỉ CME chuyên về: cấp cứu tim mạch, điện tâm đồ cơ bản và nâng cao, chẩn đoán và xử trí một số rối loạn nhịp tim thường gặp dành cho bác sĩ ở các tuyến y tế. Thay mặt Ban Tổ chức, Phân hội Nhịp Tim Việt Nam và Hội Tim mạch học Việt Nam, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý đại biểu tham gia Hội nghị lần này.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
4

ĐẶNG, VẠN PHƯỚC. "Thông báo và thư mời đại Hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 18 và Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tim mạch học Việt Nam." Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, no. 100 (November 14, 2022): 5–6. http://dx.doi.org/10.58354/jvc.100.2022.1.

Full text
Abstract:
THÔNG BÁO VÀ THƯ MỜI ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 18VÀ LỄ KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM (Thông báo số 1) Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2022 Kính gửi: - Các thành viên BCH Hội Tim mạch Học Việt Nam- Hội viên Hội Tim mạch học Việt Nam và các quý vị đồng nghiệp Theo kế hoạch đã thống nhất của Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam và nhằm liên tục cập nhật,bổ sung các kiến thức cũng như giao lưu hợp tác trong lĩnh vực Tim mạch, Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ tổchức Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 với chủ đề “30 năm Tim mạch học Việt Nam: Hình thành - Hộinhập - Phát triển”tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, TP. Hà Nội từ ngày 07-09/10/2022.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
5

Hưng, Phong, Dũng Nguyễn Duy, and Hoan. "BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ, GÓP PHẦN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI HIỆN NAY." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 13, no. 1 (March 31, 2024): 23–28. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/275.

Full text
Abstract:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục xác định rõ: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” đồng thời “chống kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Trong suốt những năm qua, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ ta luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, đồng thời luôn có những chủ trương và chiến lược phát triển, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
6

Trang, Nguyễn Thị Quỳnh. "Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế." Tạp chí Khoa học 14, no. 2 (September 20, 2019): 171. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.14.2.179(2017).

Full text
Abstract:
Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu hiện nay. Quan điểm của Đảng là chủ động hội nhập, phát huy lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh quốc gia. Việt Nam có lợi thế nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, tuy nhiên trình độ chuyên môn, thể lực còn thấp. Bài báo này nhằm phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
7

Thúy, Trần Thị Ngọc, Hoàng Đức Thịnh, and Nguyễn Thị Ngọc Dung. "XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH, TIẾN BỘ TRONG THỜI KÌ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓAVÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - QUAN ĐIỂM VÀ KIẾN NGHỊ." Tạp chí Khoa học 19, no. 1 (February 10, 2022): 16. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.19.1.3293(2022).

Full text
Abstract:
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ là chủ trương được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm trong nhiều năm trở lại đây, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Trong bối cảnh thị trường lao động và yêu cầu hội nhập quốc tế về lao động đang có những thay đổi nhanh chóng, bài viết tập trung phân tích những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; từ đó đưa ra một vài kiến nghị trong việc hoạch định chính sách, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
8

Dương Thị Thùy An, Phan Minh Anh, Phạm Thị Mỹ Châu, Bùi Ngọc Mai Phương, Nguyễn Thị Như Quỳnh, and Võ Thiên Trang. "Đo lường hội nhập tài chính của Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm từ mô hình GARCH-DCC." Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á, no. 197 (July 10, 2023): 5–19. http://dx.doi.org/10.63065/ajeb.vn.2022.197.81393.

Full text
Abstract:
Bài nghiên cứu đo lường mức độ hội nhập tài chính theo thời gian của Việt Nam với các thị trường tài chính quốc tế trong giai đoạn 2006–2022. Sử dụng mô hình GARCH-DCC, nghiên cứu cho thấy thị trường cổ phiếu Việt Nam hội nhập với các thị trường cổ phiếu trong khu vực nhiều hơn là đối với các thị trường cổ phiếu quốc tế. Tuy nhiên, mức độ hội nhập vẫn còn khiêm tốn. Thị trường cổ phiếu Việt Nam hội nhập ổn định đối với thị trường cổ phiếu Nhật Bản. Đối với thị trường cổ phiếu Trung Quốc, Việt Nam thể hiện sự hội nhập ngày càng tăng. Đối với các thị trường Mỹ, Pháp, Đức và Anh, Việt Nam thể hiện sự hội nhập biến động theo thời gian nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng cho các nhà đầu tư trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế và các nhà hoạch định chính sách để có các quyết sách phù hợp nhằm ổn định tài chính.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
9

Thị Nữ, Nguyễn. "QUYỀN LẬP HỘI THEO HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM." Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 130, no. 6C (June 7, 2021): 83–91. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6c.6206.

Full text
Abstract:
Lập hội là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật của nhiều quốc gia cũng như trong các văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích khái quát quyền lập hội theo Hiến pháp Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền lập hội ở Việt Nam hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
10

Quỳnh, Phan Thị Thúy, and Võ Văn Nhị. "XÂY DỰNG THANG ĐO MỨC ĐỘ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM." Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing 63, no. 3 (June 25, 2021): 90–101. http://dx.doi.org/10.52932/jfm.vi63.168.

Full text
Abstract:
Quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng ở Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây đã tạo áp lực lên không chỉ chính phủ trung ương mà cả chính quyền cấp tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công và quốc tế hóa nền công vụ. Vấn đề này đã được đề cập rất nhiều trong các báo cáo của chính quyền lẫn các bài báo nghiên cứu khoa học nhưng hầu hết chỉ ở góc độ định tính. Việc lượng hóa mức độ hội nhập quốc tế để kiểm tra sự tác động của nó trong mối quan hệ với các nhân tố khác đến các vấn đề cải cách quản trị hành chính công hiếm khi được thực hiện bởi những trở ngại trong việc đo lường, đặc biệt là ở cấp tỉnh. Vì vậy, mục tiêu của bài viết này là xây dựng một thang đo mức độ hội nhập quốc tế cho các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Thông qua phương pháp phân tích thành phần chính (PCA), thang đo mức độ hội nhập quốc tế được tạo lập từ tám biến bao quát các khía cạnh quan trọng của hội nhập quốc tế (giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, số dự án FDI và số vốn FDI đăng ký còn hiệu lực, số người nhập cư và xuất cư, số khách du lịch và số thuê bao internet đăng ký). Thang đo này có giá trị hội tụ và mức độ giải thích cao. Kết quả nghiên cứu là một nguồn tham khảo có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu định lượng khi muốn kiểm tra mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế với các vấn đề cải cách quản trị hành chính công hoặc các vấn đề khác ở phạm vi cấp tỉnh Việt Nam.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
11

Thắng, Nguyễn Tất. "QUỐC TỬ GIÁM: TỪ HÀ NỘI ĐẾN HUẾ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH." Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 129, no. 6E (November 2, 2020): 91–103. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6e.6072.

Full text
Abstract:
Từ năm 1788, dưới triều đại nhà Tây Sơn, Huế trở thành kinh đô của cả nước và từ đó, Huế không chỉ là nơi quy tụ nhân tài mà còn là điểm hội tụ nhiều giá trị văn hoá của ba miền đất nước từ kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc đến lễ hội, ẩm thực… Một trong những điểm hội tụ đặc biệt về văn hoá – giáo dục đó là việc vua Gia Long sau khi thành lập triều Nguyễn (1802), đã quyết định xây dựng Quốc Tử Giám thứ hai của đất nước tại kinh đô Huế vào tháng 8 năm 1803. Bài báo này góp phần làm sáng rõ quá trình hình thành và phát triển của Quốc Tử Giám (từ Hà Nội vào Huế) cũng như đề xuất một số biện pháp để phát huy giá trị di tích trong thời điểm hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
12

Đinh Thị Nga and Nguyễn Viết Dũng. "Phát triển lực lượng doanh nghiệp nội địa - động lực nội sinh cho nền kinh tế trong bối cảnh mới." Quản lý nhà nước, no. 333 (October 8, 2023): 109–12. http://dx.doi.org/10.59394/qlnn.333.2023.663.

Full text
Abstract:
Vai trò của khối doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân không ngừng được khẳng địnhcả trong lý luận và thực tiễn. Từ vị trí bước đầu được công nhận tại Đại hội VI của Đảng, đếnĐại hội XIII của Đảng, lực lượng doanh nghiệp Việt Nam trở thành lực lượng nòng cốt, điđầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế sâurộng đòi hỏi cần giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế gắn với xu thế thời đại vàxây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Một lực lượng doanh nghiệp nội địa lớn mạnh chínhlà động lực nội sinh quan trọng dẫn dắt nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh và vững bềntrong bối cảnh cạnh tranh quốc tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
13

Vũ Thị Thanh, Minh. "BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG VĂN HÓA VÀ ĐA DẠNG NGÔN NGỮ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 2 (June 21, 2023): 80–85. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/185.

Full text
Abstract:
Văn hóa (trong đó ngôn ngữ là một thành tố quan trọng) của các dân tộc là di sản chung của nhân loại. Trong quá trình phát triển xã hội, ở nhiều quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, sự đa dạng ấy không mất đi mà ngày càng được tôn vinh nhờ tính thống nhất trong chiến lược quản lý và phát triển văn hóa quốc gia. Tuy nhiên, trước tác động của quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội, việc bảo vệ sự đa dạng của văn hóa và ngôn ngữ đang trở thành một vấn đề cấp bách. Bài viết phân tích sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ, thực trạng bảo tồn sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp bảo tồn sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
14

Nga, Nguyễn Thị. "Sự liên môn Toán – Vật lí trong dạy học chủ đề vectơ ở trường phổ thông: Nghiên cứu quan hệ cá nhân của giáo viên Toán và Vật lí." Tạp chí Khoa học 15, no. 1 (September 20, 2019): 40. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.15.1.2226(2018).

Full text
Abstract:
Trong bài báo này, đầu tiên, chúng tôi trình bày sơ lược cơ sở lí luận về dạy học liên môn theo tài liệu tổng kết Hội nghị quốc tế về liên môn trong dạy học phổ thông tại Hội nghị quốc tế do Unesco tổ chức năm 1985. Tiếp đó, chúng tôi trình bày kết quả thu thập được từ việc triển khai một bộ câu hỏi điều tra về quan niệm của giáo viên Toán và Vật lí về khái niệm vectơ và về mối liên hệ giữa hai môn học. Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sư phạm nhằm thúc đẩy việc dạy học liên môn ở trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
15

Khanh, Tạ Thị Lan. "Hội nhập toàn cầu hóa qua công nghiệp văn hóa – Bài học từ Hàn Quốc." Tạp chí Khoa học 16, no. 5 (September 25, 2019): 59. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.16.5.2490(2019).

Full text
Abstract:
Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu mà các quốc gia hiện nay phải tiếp nhận và thích nghi. Trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Hàn Quốc là quốc gia đạt được nhiều thành công lớn trong tiến trình thực hiện chính sách “toàn cầu hóa” qua việc vận dụng tốt loại công cụ “quyền lực mềm” từ văn hóa. Bài viết tập trung vào phân tích các chiến lược hội nhập quan hệ toàn cầu hóa đến chiến lược sử dụng sản phẩm Hallyu ở các quốc gia mà Hàn Quốc thành công; qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong lộ trình xây dựng chiến lược hội nhập toàn cầu hóa qua công nghiệp văn hóa.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
16

TRAN, VAN BONG. "Thông báo về Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ V của Phân hội Nhịp Tim Việt Nam (VNHRS)." Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, no. 100 (November 14, 2022): 7–8. http://dx.doi.org/10.58354/jvc.100.2022.2.

Full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
17

Nguyễn Mạnh Chủng. "Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế biển trong thời kì đổi mới." Journal of Science and Technology 2, no. 3 (January 29, 2024): 87–91. http://dx.doi.org/10.55401/a31cd264.

Full text
Abstract:
Kinh tế biển là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế quốc gia và được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập trong nhiều kì Đại hội. Để khái quát một cách có hệ thống quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế biển trong thời kì đổi mới, tác giả đã phân tích: Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế biển qua các kì Đại hội từ năm 1986 đến nay. Trên cơ sở đó, bài viết đề cập đến một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển ở Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
18

Đặng Danh, Hướng. "Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào từ năm 1962 đến năm 2017: những thành tựu và giải pháp phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa." Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2, no. 1 (October 15, 2022): 72–82. http://dx.doi.org/10.56764/hpu2.jos.2022.2.1.72-82.

Full text
Abstract:
Việt Nam - Lào là hai quốc gia láng giềng rất thân thiết và gần gũi, từng giúp đỡ nhau trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giữa hai quốc gia Việt Nam – Lào sớm hình thành và phát triển tình đồng chí anh em. Tình cảm này, thể hiện rõ từ năm 1962 đến năm 2017, qua 55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và CHDCND Lào, đạt nhiều thành tựu to lớn ở nhiều lĩnh vực hợp tác như: Kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng - an ninh... Bài viết tìm hiểu về thành tựu trong quá trình hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa hai dân tộc Việt - Lào cũng như những kinh nghiệm quý báu của các nhà khoa học nhằm phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong bối cảnh toàn cầu hóa
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
19

Phổ, Nguyễn Thị, Từ Nguyễn Nhật Thy, and Tôn Nữ Ngọc Hân. "Vốn xã hội và quá trình chia sẻ kiến thức giúp cải thiện kết quả học tập của sinh viên đại học." TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 18, no. 4 (February 22, 2023): 77–93. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.18.4.2343.2023.

Full text
Abstract:
Thông qua việc áp dụng lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết trao đổi xã hội và lý thuyết nhận thức xã hội, nghiên cứu này mong muốn tìm hiểu về ảnh hưởng của vốn xã hội, kỳ vọng về kết quả đạt được và sự tham gia của cá nhân sinh viên đến quá trình chia sẻ kiến thức nhằm cải thiện kết quả học tập. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát quá trình chia sẻ kiến thức trong các cộng đồng ảo của sinh viên hai trường trong hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Quốc tế. Qua phân tích 742 quan sát bằng phương pháp PLS-SEM, nghiên cứu đã cho thấy rằng vốn xã hội khía cạnh mối quan hệ, kỳ vọng của cộng đồng và cá nhân về kết quả đạt được có tác động tích cực đến quá trình chia sẻ kiến thức của sinh viên đang học tại hai trường. Chính việc chia sẻ kiến thức đã góp phần giúp sinh viên nâng cao và cải thiện kết quả học tập. Nghiên cứu cũng mang lại góc nhìn mới đó là vốn xã hội khía cạnh cấu trúc lại có tác động đáng kể đến hành vi chia sẻ kiến thức của sinh viên khối ngành kỹ thuật cũng như riêng sinh viên của Trường Đại học Bách khoa. Nghiên cứu đã đề xuất các chính sách thực tiễn và hữu ích nhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình chia sẻ kiến thức giữa sinh viên trong các trường đại học.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
20

Nguyễn Thu Trang. "Xây dựng các điều kiện nhằm tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013." Quản lý Nhà nước, no. 332 (September 19, 2023): 35–39. http://dx.doi.org/10.59394/qlnn.332.2023.613.

Full text
Abstract:
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2013thực sự là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứngyêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Đồngthời, Hiến pháp cũng đã thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nướcvà chế độ ta trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhìn lại có thể thấy, qua gần 10năm triển khai thi hành Hiến pháp 2013 đã có nhiều tác động to lớn đến sự phát triển kinhtế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình thi hành Hiến pháp vẫn còn nhiều khó khăn,vướng mắc.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
21

Dung, Nguyễn Thùy, Nguyễn Thị Thu Nga, and Nguyễn Thị Xuân Hương. "ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ." Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, no. 2 (2022): 98–106. http://dx.doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.2.098-106.

Full text
Abstract:
Hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Du lịch Việt Nam cũng nằm trong xu thế hội nhập đó, trong đó, nguồn nhân lực du lịch giữ vai trò quyết định cho sự phát triển của du lịch. Bài viết đánh giá về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 cho thấy nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam hiện không chỉ thiếu về số lượng mà vẫn còn yếu về chất lượng, đặt ra yêu cầu và cơ hội cho việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đó là: Đẩy mạnh liên kết trong đào tạo du lịch; Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo; Đào tạo theo tiêu chuẩn VTOS nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
22

Anh, Trần Thị Tuấn. "KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á: TIẾP CẬN BẰNG KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ GRANGER TÍNH HIỆU QUẢ THÔNG TIN GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG." Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt 10, no. 4 (December 21, 2020): 43. http://dx.doi.org/10.37569/dalatuniversity.10.4.614(2020).

Full text
Abstract:
Tính hiệu quả thông tin trên thị trường chứng khoán và mối liên hệ giữa các thị trường chứng khoán của các quốc gia Đông Nam Á là hai trong số những vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, hai vấn đề này thường được tách biệt trong nghiên cứu riêng trong các nghiên cứu trước. Do vậy, bài viết này kết hợp nghiên cứu hai vấn đề này trong cùng một phân tích. Dữ liệu về chỉ số chứng khoán đóng cửa hàng ngày của sáu thị trường chứng khoán Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam được sử dụng để tính toán Shannon entropy nhằm đo lường tính hiệu quả của thị trường. Bên cạnh đó, bài viết cũng đồng thời áp dụng kiểm định nhân quả Granger để khảo sát mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán các quốc gia Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả sáu thị trường chứng khoán đều không đạt trạng thái hiệu quả thông tin, điều đó có nghĩa là biến động chỉ số chứng khoán và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chưa phải hoàn toàn ngẫu nhiên. Ngoài ra, kết quả kiểm định Granger cho thấy rằng các thị trường chứng khoán ở các quốc gia Đông Nam Á có mối liên hệ hợp lý với nhau. Hai thị trường hội nhập tốt với khu vực bao gồm Indonesia và Malaysia. Việt Nam tham gia vào các mối liên hệ trong kinh tế khu vực với vai trò thụ động hơn các quốc gia khác, còn Philippines, mặc dù có khuynh hướng suy giảm trong suốt thời gian dữ liệu được thu thập, nhưng lại đóng vai trò chủ động trong khu vực. Thị trường chứng khoán Singapore cũng ít hội nhập với khu vực mặc dù đây là thị trường chứng khoán phát triển và trưởng thành vượt trội hơn các quốc gia còn lại.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
23

Thủy, Nguyễn Thái Giao. "Vai trò của quyền lực mềm quốc gia trong quan hệ quốc tế hiện nay và những tác động đến Việt Nam." Tạp chí Khoa học 16, no. 5 (September 25, 2019): 165. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.16.5.2503(2019).

Full text
Abstract:
Trong quan hệ quốc tế, không chỉ sức mạnh quân sự hay sức mạnh kinh tế mới có thể tạo nên vị thế của một quốc gia mà vai trò của văn hóa cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991, trật tự hai cực của Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành khiến cục diện thế giới biến đổi và đã tạo ra những thuận lợi lẫn thách thức cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc nhìn nhận những vấn đề về văn hóa – xã hội của các quốc gia hiện nay và tác động đến Việt Nam là rất cần thiết cho công tác ngoại giao.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
24

Ngoc, Nguyen Thi Kim. "MEDIA CULTURE IN JOURNALISM ACTIVITIES IN VIETNAM TODAY: PROBLEMS AND RECOMMENDATIONS." Tạp chí Khoa học 19, no. 7 (July 29, 2022): 1175. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.19.7.3526(2022).

Full text
Abstract:
Xã hội càng phát triển thì truyền thông càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội của một quốc gia. Trong bối cảnh ấy, văn hóa truyền thông đóng vai trò định hướng, dẫn dắt hoạt động báo chí hướng tới các giá trị, tạo dựng uy tín, chất lượng và hiệu quả. Các sản phẩm báo chí, truyền thông của các cơ quan báo chí thời gian qua với nội dung thông tin phong phú, toàn diện đã phản ánh kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và an ninh quốc phòng ở trong nước và quốc tế, có tính phản biện xã hội cao, thực sự là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí vẫn còn có những hạn chế nhất định. Bằng phương pháp liên ngành văn hóa học và xã hội học văn hóa, bài viết tập trung làm sáng tỏ các vấn đề về văn hóa truyền thông, nhận diện các thành tố của văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí; đề xuất một số giải pháp để giải quyết những vấn đề đang đang đặt ra, nhằm nâng cao văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
25

Bùi Thị Phương, Lan. "NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁP LÝ CHẤT LƯỢNG CAO TRONG TRÀO LƯU MỸ ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ VÀO VIỆT NAM." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 4 (November 19, 2023): 36–40. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/240.

Full text
Abstract:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng, cấp thiết của cả hệ thống trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gia tăng hội nhập với quốc tế. Điều này được thúc đẩy bởi sự kiện Việt Nam và Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên cấp cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023 mở ra một thời kỳ nhiều cơ hội hợp tác. Đây cũng là thời điểm chứng kiến nhiều sự quan tâm chuyển dịch đầu tư công nghệ của Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Thế và lực của nước Mỹ trong cuộc Cách mạng 4.0 có thể giúp Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự gia tăng đầu tư từ phía doanh nghiệp Mỹ vừa là cơ hội để xây dựng nền tảng cho nền kinh tế tri thức của đất nước, đồng thời cũng là thách thức đòi hỏi Việt Nam có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, mà cả trong lĩnh vực pháp lý trong thời kỳ mới. Nghiên cứu sau đây làm rõ tầm quan trọng của tính pháp lý đối với các nhà đầu tư khi đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam sẽ gia tăng, kèm theo đó là nhu cầu về nhân lực cao trong công nghệ, cũng như pháp lý chuyên sâu về kinh tế quốc tế trên mọi miền của đất nước. Thế và lực của nước Mỹ trong cuộc Cách mạng 4.0 có thể giúp Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự gia tăng đầu tư từ phía doanh nghiệp Mỹ vừa là cơ hội để xây dựng nền tảng cho nền kinh tế tri thức của đất nước, đồng thời cũng là thách thức đòi hỏi Việt Nam có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, mà cả trong lĩnh vực pháp lý trong thời kỳ mới. Bài nghiên cứu sau đây làm rõ tầm quan trọng của tính pháp lý đối với các nhà đầu tư (NĐT) khi đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam sẽ gia tăng, kèm theo đó là nhu cầu về nhân lực cao trong công nghệ, cũng như pháp lý chuyên sâu về kinh tế quốc tế trên mọi miền của đất nước.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
26

Đoàn Thanh, Thủy. "PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 2 (June 21, 2023): 45–51. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/167.

Full text
Abstract:
Trước những cơ hội và thách thức trong phát triển công nghệ thông tin dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra những quan điểm, chủ trương tạo sự phát triển mang tính cách mạng, đột phá của công nghệ thông tin. Để góp phần thực hiện sáng tạo những quan điểm, chủ trương của Đảng, chúng ta cần phát triển công nghệ thông tin và nâng nó lên một tầm cao mới, mang sứ mệnh mới để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế, xã hội số nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bứt phá tăng trưởng, hướng tới khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
27

Đoàn Thanh, Thủy, and Linh. "ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 1 (March 20, 2023): 37–42. http://dx.doi.org/10.54163/0866-773x/39.

Full text
Abstract:
Trước những cơ hội và thách thức trong phát triển công nghệ thông tin dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra những quan điểm, chủ trương tạo sự phát triển mang tính cách mạng, đột phá của công nghệ thông tin. Để góp phần thực hiện sáng tạo những quan điểm, chủ trương của Đảng, chúng ta cần phát triển công nghệ thông tin và nâng nó lên một tầm cao mới, mang sứ mệnh mới để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế, xã hội số nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bứt phá tăng trưởng, hướng tới khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
28

Đoàn Thanh, Thủy, and Linh. "ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 1 (March 20, 2023): 37–42. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/39.

Full text
Abstract:
Trước những cơ hội và thách thức trong phát triển công nghệ thông tin dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra những quan điểm, chủ trương tạo sự phát triển mang tính cách mạng, đột phá của công nghệ thông tin. Để góp phần thực hiện sáng tạo những quan điểm, chủ trương của Đảng, chúng ta cần phát triển công nghệ thông tin và nâng nó lên một tầm cao mới, mang sứ mệnh mới để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế, xã hội số nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bứt phá tăng trưởng, hướng tới khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
29

Thảo, Hoàng Thị Phương, and Nguyễn Kiều Việt Như. "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, động lực và hiệu quả công việc: Một nghiên cứu tại các công ty dược phẩm đa quốc gia." TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH 16, no. 3 (August 7, 2021): 36–49. http://dx.doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.16.3.1118.2021.

Full text
Abstract:
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đến động lực làm việc và kết quả công việc của trình dược viên tại các công ty dược phẩm đa quốc gia. Mẫu được sử dụng bao gồm 320 trình dược viên đang làm việc tại 10 công ty dược phẩm đa quốc gia có doanh số lớn và tiêu biểu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp mô tả thống kê, phân tích EFA, phân tích hồi quy được dùng để giải thích dữ liệu. Kết quả cho thấy cả 04 yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: CSR hướng về nhân viên, CSR hướng về khách hàng, CSR hướng về các cộng đồng địa phương, CSR hướng về đối tác kinh doanh đều có tác động tích cực tới động lực làm việc và động lực làm việc cũng có tác động tích cực đến kết quả công việc của trình dược viên các công ty dược phẩm đa quốc gia. Đồng thời nghiên cứu gợi ý một số giải pháp quản trị cho các nhà quản lí công ty dược đa quốc gia trong việc nâng cao hiệu quả công việc thông qua các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
30

Bùi Xuân, Dũng. "HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 1 (March 20, 2023): 51–55. http://dx.doi.org/10.54163/0866-773x/43.

Full text
Abstract:
Việc nắm vững học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác là cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước theo hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cực tăng cường hợp tác, mở rộng hội nhập quốc tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
31

Bùi Xuân, Dũng. "HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 1 (March 20, 2023): 51–55. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/43.

Full text
Abstract:
Việc nắm vững học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác là cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước theo hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động, tích cực tăng cường hợp tác, mở rộng hội nhập quốc tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
32

Trần Quốc, Hùng. "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 4 (November 19, 2023): 6–10. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/244.

Full text
Abstract:
Đội ngũ cán bộ của nước ta trong mọi giai đoạn đều có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với nhân dân. Đội ngũ cán bộ vững mạnh mới có thể đảm bảo việc quản lý, vận hành hiệu quả các cơ chế, chính sách góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh từ trung ương đến cơ sở, góp phần thực hiện tốt công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
33

Lê Thanh, Hà. "TỔNG KẾT HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XỨ THANH - ĐA DẠNG VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”." Tạp chí Khoa học, no. 03 (18) T11 (November 28, 2023): 135. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/171.

Full text
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
34

GS.TS. ĐẶNG VẠN PHƯỚC. "Thông báo và thư mời đại hội tim mạch toàn quốc làn thứu 18 và lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tim mạch học Việt Nam." Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, no. 100 (March 1, 2023): 5–6. http://dx.doi.org/10.58354/jvc.100.2022.63.

Full text
Abstract:
THÔNG BÁO VÀ THƯ MỜI ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 18 VÀ LỄ KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM (Thông báo số 1) Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2022 Kính gửi: - Các thành viên BCH Hội Tim mạch Học Việt Nam - Hội viên Hội Tim mạch học Việt Nam và các quý vị đồng nghiệp Theo kế hoạch đã thống nhất của Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam và nhằm liên tục cập nhật, bổ sung các kiến thức cũng như giao lưu hợp tác trong lĩnh vực Tim mạch, Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 với chủ đề “30 năm Tim mạch học Việt Nam : Hình thành- Hội nhập - Phát triển” tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, TP. Hà Nội từ ngày 07-09/10/2022. Hội nghị lần này sẽ kết hợp hình thức tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, dự kiến thu hút 2000 đại biểu đến tham dự trực tiếp và 10.000 lượt truy cập trên các nền tảng số của Hội như website, youtube, facebook,… Chương trình hội nghị khoa học sẽ cập nhật nhiều vấn đề mới với nội dung phong phú cũng như nhiều báo cáo của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ hội nghị, Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo liên tục có cấp chứng chỉ (đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế) dành cho các bác sĩ và điều dưỡng có nhu cầu. Trong kỳ Đại hội lần này, Hội Tim mạch học Việt Nam cũng sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tim mạch học Việt Nam với nhiều hoạt động phong phú bên cạnh những hội thảo khoa học và các khóa đào tạo truyền thống. Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi trân trọng kính mời các thành viên Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam, hội viên của Hội và các bạn đồng nghiệp quan tâm tới lĩnh vực tim mạch tham gia Đại hội lần này. Để Đại hội có thể tổ chức thành công tốt đẹp, thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi kêu gọi sự tham gia tích cực, đóng góp về mọi mặt và với trách nhiệm cao của các thành viên Ban Chấp hành Hội, cũng như các Hội viên của Hội. Chúng tôi khuyến khích các quý đại biểu gửi bài báo cáo khoa học mới nhất của mình đến tham dự và trình bày tại Hội nghị. Ban Tổ chức cũng phát động phong trào hướng tới Kỷ niệm 30 năm thành lập với các kỷ vật, các bài viết về những ấn tượng sâu sắc về con người và các hoạt động của Hội Tim mạch học Việt Nam. Những bài viết ấn tượng nhất sẽ được đăng tải trong cuốn Kỷ yếu 30 năm thành lập và các tài liệu khác của Đại hội.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
35

Đỗ Thị Thùy, Trang. "PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 1 (March 20, 2023): 20–25. http://dx.doi.org/10.54163/0866-773x/40.

Full text
Abstract:
Quảng Ngãi là một tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung, tình hình phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn. Để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, hoàn thành những nhiệm vụ được giao và thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra, Quảng Ngãi đã nỗ lực phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xem đó vừa là động lực vừa là nguồn lực để phát triển. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân là nhiệm vụ, là sứ mệnh của toàn Đảng, toàn dân và toàn hệ thống chính trị nhưng đi đầu và giữ vai trò trực tiếp là ngành dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Do đó, việc đẩy mạnh công tác dân vận và phát huy hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội giữ vai trò đặt biệt quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
36

Đỗ Thị Thùy, Trang. "PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 12, no. 1 (March 20, 2023): 20–25. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/40.

Full text
Abstract:
Quảng Ngãi là một tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung, tình hình phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn. Để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, hoàn thành những nhiệm vụ được giao và thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra, Quảng Ngãi đã nỗ lực phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xem đó vừa là động lực vừa là nguồn lực để phát triển. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân là nhiệm vụ, là sứ mệnh của toàn Đảng, toàn dân và toàn hệ thống chính trị nhưng đi đầu và giữ vai trò trực tiếp là ngành dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Do đó, việc đẩy mạnh công tác dân vận và phát huy hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội giữ vai trò đặt biệt quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
37

Nam, Lê Thành, and Phan Quốc Dũng. "CÔNG LUẬN NƯỚC PHÁP VÀ HÀ LAN VỚI CÁCH MẠNG MỸ (1775-1783)." Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities 131, no. 6D (November 16, 2022): 5–14. http://dx.doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6d.6813.

Full text
Abstract:
Cách mạng Mỹ là sự kiện quốc tế đương thời thu hút mối quan tâm không chỉ với các chính khách mà còn với công luận các nước châu Âu. Công luận ở Pháp và Hà Lan là hai quốc gia bày tỏ sự lưu tâm đặc biệt của họ đối với cuộc đấu tranh đang diễn ra ở Tây bán cầu. Lý tưởng của cuộc cách mạng đang theo đuổi trở thành ngọn nguồn cho các tầng lớp nhân dân ở Pháp và Hà Lan hướng tới, theo dõi. Họ bày tỏ quan điểm, chính kiến, lập trường đối với sự nghiệp cách mạng của người Mỹ da trắng. Đây chính là một trong những cơ sở dẫn dắt chính khách nước Pháp và Hà Lan hoạch định những bước đi ủng hộ nước Mỹ cách mạng. Bằng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, bài viết phân tích, làm rõ những quan điểm của mỗi tầng lớp trong xã hội hai quốc gia Pháp và Hà Lan về cách mạng Mỹ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
38

Phạm Tấn, Thông. "PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA VIỆT NAM." Tạp chí Khoa học, no. 02 (17) T5 (May 31, 2023): 48. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/138.

Full text
Abstract:
Với lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời. Chính văn hóa đã góp phần làm nên sức mạnh, làm cho tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng tăng trên trường quốc tế. Vì vậy, phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, thành động lực, sức mạnh nội sinh bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Qua bài học kinh nghiệm phát triển công nghiệp văn hóa ở các nước Đông Á, tác giả đưa ra những gợi mở ban đầu để Việt Nam có thể học hỏi, lựa chọn và phát huy được sức mạnh của công nghiệp văn hóa trong xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
39

Nguyễn, Nga. "NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA." Tạp chí Khoa học, no. 03 (15) T10 (October 26, 2022): 30. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/109.

Full text
Abstract:
Di tích quốc gia đặc biệt là nguồn tài sản vô giá của mỗi của quốc gia. Bởi nó không đơn thuần là nét đẹp văn hóa mà còn được xem như yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển bền vững mỗi địa phương. Thanh Hóa hiện là tỉnh vinh dự được quản lý nhiều di tích quốc gia đặc biệt. Những năm qua, công tác quản lý di sản văn hóa nói chung, di tích quốc gia đặc biệt nói riêng luôn được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điểm nhấn và hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. Bên cạnh tính hiệu quả trong quản lý vẫn có những thách thức, khó khăn khi di tích đang đứng trước quá trình công nghiệp hóa, hội nhập mạnh mẽ. Cần phải tiếp tục nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong bảo vệ di tích vừa là nhiệm vụ quan trọng, vừa là trách nhiệm trước di sản văn hóa dân tộc.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
40

Phùng Thị Thúy, Phương. "TRUYỀN THÔNG DI SẢN ĐỐI VỚI CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TẠI TỈNH THANH HÓA." Tạp chí Khoa học, no. 02 (20) T5 (May 29, 2024): 1. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/193.

Full text
Abstract:
Hoạt động truyền thông về di sản có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa di sản, nhờ đó nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Ngày nay, trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, nhờ ưu thế vượt trội của khoa học và công nghệ, với rất nhiều nền tảng, mạng xã hội, di sản có cơ hội được phổ biến rộng rãi hơn đến đông đảo công chúng, vượt qua biên giới quốc gia, đến với bạn bè quốc tế. Thanh Hóa hiện nay có 6 di tích quốc gia đặc biệt, đây là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá mà ông cha ta để lại. Vấn đề đặt ra là cần bảo vệ, và phát huy có hiệu quả các di tích này cho hiện tại và tương lai. Truyền thông về di sản đối với các di tích quốc gia đặc biệt là việc làm cần thiết để lan tỏa giá trị di sản, đồng thời sử dụng hữu hiệu các chiến lược truyền thông phù hợp để thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
41

Long. "XU THẾ TÁC CHIẾN VŨ TRỤ TRONG CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI." Journal of Military Science and Technology, no. 71 (February 5, 2021): 161–63. http://dx.doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.71.2021.161-163.

Full text
Abstract:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ vũ trụ đã có tác động to lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc khai thác tiềm năng khoảng không vũ trụ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh đang trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả các quốc gia đang phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cuộc cách mạng mang lại nhiều đột phá công nghệ tạo ra nhiều bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động tác chiến, yếu tố làm không gian chiến tranh ngày càng mở rộng, không gian tác chiến trực tiếp thu hẹp. Cùng với môi trường tác chiến trên mặt đất, trên biển, trên không, không gian mạng,... không gian vũ trụ là một không gian tác chiến đang được các quốc gia tăng cường lực lượng, nhất là đầu tư về phương tiện tác chiến nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian vũ trụ. Bài báo nghiên cứu hiện trạng, khả năng và xu thế của hoạt động tác chiến vũ trụ trong chiến tranh hiện đại làm cơ sở để đề xuất các giải pháp xây dựng lực lượng, phương án tác chiến bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia trên không gian vũ trụ.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
42

Bùi, Bạch Đằng. "Quan điểm của Quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay." SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY 5, no. 11 (December 8, 2020): 95–98. http://dx.doi.org/10.51453/2354-1431/2019/229.

Full text
Abstract:
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (QTCS) - Quốc tế III có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại, khắc ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (PTCS&CNQT). Trong đó, quan điểm của QTCS về vấn đề dân tộc và thuộc địa tiếp tục soi sáng, cổ vũ Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
43

Nam, Nguyễn Danh. "NGHỀ DẠY HỌC VÀ SỰ HẤP DẪN CỦA NGHỀ DẠY HỌC." TNU Journal of Science and Technology 228, no. 12 (September 12, 2023): 382–92. http://dx.doi.org/10.34238/tnu-jst.8389.

Full text
Abstract:
Bài viết trình bày khái niệm, vai trò và sự hấp dẫn của nghề dạy học thông qua tìm hiểu một số vấn đề như địa vị xã hội, hình ảnh người giáo viên trong xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn nghề dạy học. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghề dạy học được đánh giá là nghề cao quý ở nhiều quốc gia và giáo viên có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bài viết phân tích địa vị xã hội của nghề dạy học ở một số quốc gia trên thế giới, mối quan hệ giữa địa vị xã hội với hình ảnh người giáo viên và sự hấp dẫn nghề dạy học trong bối cảnh hiện nay. Cuối cùng, bài viết đề xuất một số giải pháp chiến lược để tăng sự hấp dẫn đối với nghề dạy học, từ đó thu hút những người giỏi theo nghề và cống hiến cho nghề dạy học.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
44

Nguyễn Thị Thu, Trang. "THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THEO TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM 2013." Tạp chí Khoa học, no. 03 (12) T11 (April 18, 2022): 131. http://dx.doi.org/10.55988/2588-1264/55.

Full text
Abstract:
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng và hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo. Hằng năm, có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta được quy định rõ trong Hiến pháp. Ngày 18/11/2016 Quốc hội ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, sau 5 năm triển khai trong thực tiễn, đối chiếu với những nguyên tắc trong Hiến pháp, bước đầu Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số những hạn chế, yếu kém cần khắc phục.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
45

Nguyễn Tân Vinh Nam. "CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 13, no. 2 (June 21, 2024): 130–37. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/308.

Full text
Abstract:
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được xây dựng với mục tiêu đổi mới, phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế. Có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn, Thành phố cũng đã bị ảnh hưởng bởi một số khó khăn và thử thách đến từ những cường quốc xung đột, biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 và cách mạng công nghệ 4.0… Do đó, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Thành phố này cần được thực hiện trong thời gian dài, xây dựng Thành phố thông minh với xử lý tái tạo đô thị, ngoài ra, con người được đặt ở trung tâm.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
46

Tô Thị Hiền Vinh. "Trách nhiệm xã hội của công ty TNHH Long Sinh." Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy Sản, Trường Đại học Nha Trang, no. 02 (June 30, 2018): 114–20. http://dx.doi.org/10.53818/jfst.02.2018.453.

Full text
Abstract:
Trách nhiệm xã hội là một phạm trù khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó đang cho thấy tầm quan trọng vô cùng lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của mỗi quốc gia. Các doanh nghiệp nâng cao ý thức về CSR và thực hiện CSR thì đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có sự phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội và cả xã hội. Có như vậy, tình hình thực hiện CSR mới được cải thiện và phát huy tác dụng góp phần tạo chỗ đứng cho các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường trong nước và ở cả thị trưởng nước ngoài. Công ty TNHH Long Sinh chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dùng cho ngành nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp đã thực hiện tốt trách nhiêm xã hôi luôn quan tâm chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như nâng cao đời sống của người lao động và công tác từ thiện. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, người lao động, người tiêu dùng, doanh nghiệp, xã hội.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
47

Kha, Nguyễn Văn. "Thực trạng đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng yêu cầu của địa phương Nam Bộ, hội nhập quốc tế." TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG, ĐẶC BIỆT (December 24, 2022): 625–32. http://dx.doi.org/10.59294/hiujs.vol..2022.437.

Full text
Abstract:
Bài viết khảo sát thực trạng đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn dựa trên những số liệu thống kê đi đến kết luận và giải pháp:1. Thực trạng đào tạo khoa học xã học xã hội và nhân văn sa sút trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông, ở đại học ngành Việt Nam học ít người học, hoặc đào tạo không đúng mã ngành. Trong nghiên cứu, các công trình nghiên cứu công bố quốc tế trên tạp chí có uy tín khoa học và chỉ số ảnh hưởng cao chiếm tỉ lệ thấp, chưa có một nhà nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế. 2. Sự sa sút chất lượng trong đào tạo, tụt hậu trong nghiên cứu khoa học xã học xã hội và nhân văn đã dẫn đến sự khuyết hãm về tri thức khoa học xã hội và nhân văn của thế hệ trẻ được đào tạo trong nhà trường, hạn chế việc quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam trên thế giới.3. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách mang tính đột phá để “chấn hưng giảng dạy” môn Lịch sử, “xã hội hóa” môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, khuyến khích việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
48

Hương, Nguyễn Thị Minh, and Lê Đức Sơn. "Quyền lực chính trị trong lịch sử triết học phương Tây và những bài học xây dựng quyền lực chính trị hiện nay." Tạp chí Khoa học 16, no. 5 (September 25, 2019): 94. http://dx.doi.org/10.54607/hcmue.js.16.5.2496(2019).

Full text
Abstract:
Khi xã hội loài người phân chia thành hai lực lượng đối kháng nhau: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, phạm trù quyền lực chính trị được các nhà tư tưởng và các triết gia phương Tây quan tâm sâu sắc trên cả phương diện lí luận lẫn thực tiễn nhằm xây dựng một xã hội với các mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, khả năng phát triển của mỗi cá nhân. Việc tìm hiểu quyền lực chính trị trên quan điểm triết học để rút ra những bài học phù hợp với thực tiễn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là vấn đề cần thiết trong mọi thời đại.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
49

Đặng Thanh Mai. "Phát triển nhà ở xã hội và kiến nghị hoàn thiện pháp luật." Quản lý Nhà nước, no. 332 (September 19, 2023): 55–59. http://dx.doi.org/10.59394/qlnn.332.2023.617.

Full text
Abstract:
Nhà ở xã hội là mô hình nhà ở hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước cũngnhư người dân. Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sáchphát triển tích cực để có thể hoàn thiện mô hình này và giúp cho người dân ngày càng dễdàng tiếp cận với quyền nhà ở. Tuy nhiên, trong thực tế, chính sách nhà ở xã hội cũng đã bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập. Bài viết chỉ ra những bất cập và đưa ra một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện pháp luật về nhà ở xã hội.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
50

Bùi Xuân, Dũng. "VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY." Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc 13, no. 1 (March 31, 2024): 1–4. http://dx.doi.org/10.54163/ncdt/271.

Full text
Abstract:
Nhân dân là đối tượng mà cả cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công hiến để nhân dân ta được sống trong độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc. Nhân dân là những người làm chủ vận mệnh của quốc gia dân tộc vì thế nhân dân phải là đối tượng thực hiện nghĩa vụ và hưởng thụ quyền lợi trong xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa là xây dựng xã hội mà nhân dân làm chủ và nhân dân phải thực hiện quyền làm chủ xã hội của mình.
APA, Harvard, Vancouver, ISO, and other styles
We offer discounts on all premium plans for authors whose works are included in thematic literature selections. Contact us to get a unique promo code!

To the bibliography